Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 13/07/2025 11:07

Tin nóng

Cần quyết liệt hơn trong chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam thống nhất định hướng NCKH trong giai đoạn mới

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Hoàn thành sớm hơn 5 năm so với kế hoạch đề ra

Điều chỉnh giá vé tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội và Cát Linh – Hà Đông

Cuối năm 2026 phải hoàn thành giải phóng mặt bằng phục vụ thi công 2 dự án đường sắt

OCOP - Cơ hội để các quốc gia châu Á và châu Phi học hỏi kinh nghiệm

Tập trung xử lý ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm các dòng sông ở Hà Nội

Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và dịch bệnh là nền tảng của mọi chính sách phát triển

Đưa Hải Phòng trở thành một cực tăng trưởng năng động, hiện đại, xanh và bền vững

BRICS và các nước phương Nam cần đẩy mạnh hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 8 người thiệt mạng ở TP. HCM

Cư xá ở TP. HCM bốc cháy dữ dội trong đêm, nhiều người thiệt mạng

Dự báo xuất khẩu sầu riêng tươi khả năng phục hồi từ tháng 8/2025

Chuyên gia của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tư vấn kỹ thuật cứu Cây Di sản gãy đổ

Vi phạm về môi trường trong 6 tháng đầu năm giảm mạnh

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt 7,52%

10 nổi bật về kinh tế-xã hội trong 6 tháng đầu năm 2025

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm có thể đạt trên 7,5% đến 7,6%, cao nhất trong gần 20 năm

Ra mắt các nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết 57 về phát triển khoa học công nghệ

Nghị quyết 57 có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững

Chủ nhật, 13/07/2025

Đã xử lý được 35.000 m3 đất tồn dư dioxin tại sân bay A So, huyện A Lưới

Thứ hai, 15/08/2022 19:08

TMO - Dự án xử lý ô nhiễm dioxin tại sân bay A So được khởi công vào tháng 10/2020. Trải qua gần hai năm triển khai, nhưng do dịch Covid-19, nên quá trình thực hiện dự án còn gặp nhiều khó khăn.

Theo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên – Huế, kết quả khảo sát của một số dự án cho thấy, diện tích ô nhiễm dioxin tại khu vực sân bay A So (huyện A Lưới)  ước tính khoảng 5 ha, chiều sâu ô nhiễm trung bình 0,7 m, tổng khối lượng trầm tích cần xử lý 35.000 m3, trong đó 6.600 m3 đất nhiễm có nồng độ ô nhiễm trên 200 ppt. Dự án xử lý ô nhiễm dioxin tại sân bay A So được khởi công vào tháng 10/2020. Trải qua gần hai năm triển khai, nhưng do dịch Covid-19, nên quá trình thực hiện dự án còn gặp nhiều khó khăn.

Đẩy nhanh việc xử lý đất nhiễm chất độc dioxin tại sân bay A So.

Theo các chuyên gia, Dioxin là một trong những các chất cực độc tồn lưu sau chiến tranh. Trong quá trình xử lí chất độc tồn lưu này phải thực hiện tất cả các biện pháp để ngăn ngừa việc phát tán của chất độc, cũng như trong bụi khí ra bên ngoài, như sử dụng tất cả các hệ thống tường bao xung quanh và dùng hệ thống tiêu tẩy khử khuẩn chuyên dụng để phun hơi nước. Việc xử lí đất nhiễm dioxin tại sân bay A So bằng phương pháp chôn lấp cô lập tích cực và sử dụng phương pháp sinh học nhằm loại bỏ triệt để nồng độ dioxin ở trong đất, phục hồi môi trường.

Được biết, hiện Binh chủng Hóa học đang tập trung đẩy mạnh mọi nguồn lực, nhân lực, phương tiện kỹ thuật để hoàn thành tiến độ thị công theo đúng kế hoạch dự án đề ra vào cuối năm 2022.

Trước đó, năm 2016, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) phối hợp với JBC, KIOST (Hàn Quốc) đã tiến hành công trình thử nghiệm ứng dụng vi sinh vật để phá hủy dioxin trên hiện trường tại sân bay A So, với quy mô lớn và gắn với điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của hiện trường nhằm tìm kiếm giải pháp thích hợp, ổn định và bền vững đối với việc tẩy độc dioxin trong đất.

Theo đó, diện tích thử nghiệm thuộc nơi có mẫu tồn lưu dioxin AL-S10-1 (2015) với khối lượng đất xử lý là 100 m3 (10m × 10m × 1m) khoảng 200 tấn. Thời gian thực hiện được tiến hành từ tháng 12 năm 2016 đến hết tháng 5 năm 2017. Với kết quả thử nghiệm trong phòng, đã phân lập và tuyển chọn 2 vi khuẩn hiếu khí, kỵ khí có hoạt tính dioxygenase có tác dụng phân hủy dioxin là loại Novosphingobium pentaromativorans US6-1 và Corynebacterium variabile IC10, cũng xác định một số các yếu tố môi trường và dinh dưỡng có vai trò tác động nhằm kích thích vi sinh vật phát triển. 

 

 

Phạm Dung

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline