Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 18/04/2025 08:04

Tin nóng

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Thứ sáu, 18/04/2025

Đà Nẵng xác định vùng hạn chế khai thác nước dưới đất

Thứ năm, 27/02/2025 12:02

TMO - Vùng hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn TP. Đà Nẵng có diện tích hơn 12km2 thuộc 22/47 phường, xã.

Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) TP. Đà Nẵng vừa công bố Quyết định của UBND thành phố về danh mục, bản đồ phân vùng hạn chế khai thác nước dưới đất trên phần đất liền thuộc phạm vi thành phố Đà Nẵng. Theo đó, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất có diện tích hơn 12km2 thuộc 22/47 phường, xã.

Cụ thể, vùng liền kề với khu vực bị nhiễm mặn có hàm lượng tổng chất thải rắn hòa tan từ 1.500mg/l trở lên gồm khu vực liền kề biên mặn thuộc các phường Hòa Hiệp Nam, Hòa Hiệp Bắc, Hòa Minh (quận Liên Chiểu), Thanh Khê Tây, Thanh Khê Đông (quận Thanh Khê), Phước Ninh, Bình Thuận, Hòa Cường Bắc, Hòa Cường Nam (quận Hải Châu), Khuê Trung, Hòa Thọ Tây, Hòa Thọ Đông, Hòa Xuân (quận Cẩm Lệ), An Hải Nam (quận Sơn Trà), Mỹ An, Khuê Mỹ, Hòa Hải, Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn) và các xã Hòa Liên, Hòa Tiến, Hòa Châu, Hòa Phước (huyện Hòa Vang).

(Ảnh minh họa). 

Vùng hạn chế khai thác nước dưới đất nói trên được áp dụng các biện pháp như: không được chấp thuận việc đăng ký, cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất, giấy phép khai thác nước dưới đất để xây dựng thêm công trình khai thác nước dưới đất mới (trừ trường hợp khoan thay thể giếng thuộc công trình đã được cấp giấy phép theo quy định).

Trường hợp công trình đang khai thác nước dưới đất nhưng không có giấy phép khai thác nước dưới đất hoặc không đăng ký khai thác nước dưới đất thì phải dừng khai thác và cơ quan Nhà nước thực hiện việc xử lý vi phạm đối với việc khai thác nước dưới đất không có giấy phép. Các trường hợp này phải thực hiện trám lấp giếng theo quy định, trừ trường hợp công trình đang khai thác nước dưới đất để cấp nước cho mục đích sinh hoạt thuộc trường hợp phải có giấy phép khai thác nước dưới đất...

UBND TP. Đà Nẵng giao Sở TN&MT tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về việc hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn thành phố. Đồng thời, giao UBND các quận, huyện, xã, phường phối hợp với Sở TN&MT trong việc công bố Danh mục và Bản đồ phân vùng hạn chế khai thác nước dưới đất; tổ chức tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn thực hiện việc hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn theo quy định tại Nghị định số 53/2024/NĐ-CP ngày 16/5/2024 của Chính phủ; thực hiện giám sát các tổ chức, cá nhân trên địa bàn trong việc thực hiện các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất theo quy định.

Nước dưới đất có vai trò rất quan trọng trong việc khai thác để phục vụ sinh hoạt và sản xuất ở nước ta. Tuy nhiên, với áp lực khai thác liên tục, nước dưới đất tại một địa phương đang có dấu hiệu bị suy thoái và cạn kiệt.

Trước thực trạng này, Bộ TN&MT yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tổ chức triển khai việc hạn chế khai thác nước dưới đất theo quy định của Luật Tài nguyên nước năm 2023.

Luật Tài nguyên nước số 28/2023/QH15 đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực kể từ ngày 1/7, trong đó khoản 5 điều 31 quy định việc xác định vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất phải bảo đảm hài hòa quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân có liên quan và được xem xét, khoanh định tại các khu vực: khu vực có mực nước dưới đất bị suy giảm liên tục và có nguy cơ vượt ngưỡng khai thác nước dưới đất; khu vực đã xảy ra sụt, lún đất hoặc có nguy cơ sụt, lún đất và khu vực có nguồn nước dưới đất có nguy cơ bị xâm nhập mặn.

Việc khoanh định, công bố, điều chỉnh vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất quy định tại Nghị định số 53/2024/NĐ-CP. Theo đó, quy định vùng cấm, vùng hạn chế 1, vùng hạn chế 2 và vùng hạn chế hỗn hợp; không còn quy định vùng hạn chế 3 (các khu đô thị, khu dân cư tập trung ở nông thôn, khu, cụm công nghiệp tập trung, làng nghề đã có hệ thống cấp nước tập trung và dịch vụ cấp nước bảo đảm đáp ứng yêu cầu chất lượng, số lượng), vùng hạn chế 4 (các khu vực có nguồn nước mặt có khả năng đáp ứng ổn định cho các nhu cầu sử dụng nước).../.

 

 

Thu Thảo 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline