Hotline: 0941068156

Thứ hai, 14/04/2025 01:04

Tin nóng

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 14/04/2025

Đà Nẵng tập trung phục hồi bờ biển sau sạt lở

Chủ nhật, 13/04/2025 06:04

TMO - Sau thời gian bờ biển bị sạt lở nghiêm trọng, chính quyền TP.Đà Nẵng, đã triển khai hàng loạt biện pháp cấp bách nhằm khắc phục thiệt hại, ổn định đời sống người dân và chuẩn bị cho mùa du lịch biển 2025.

Trước đó vào tháng 1/2025, đợt sạt lở đã cuốn trôi nhiều ki-ốt, dù che và vật dụng kinh doanh của các hộ buôn bán ven biển, đặc biệt tại Tổ dịch vụ kinh doanh số 7. Sạt lở biển không chỉ ảnh hưởng đến môi trường mà còn gây thiệt hại lớn cho các chủ kinh doanh như trong lĩnh vực du lịch, nhà hàng, khách sạn và các dịch vụ ven biển. Đối với nhiều hộ kinh doanh ven biển, đây không chỉ là một thách thức về tài chính mà còn là mối đe dọa trực tiếp đến sự tồn tại. Nhiều tiểu thương lâm vào cảnh khó khăn, mất nguồn thu nhập chính.

Theo chia sẻ của một số thành viên Tổ dịch vụ, kinh doanh số 7, chia sẻ, sạt lở biển không chỉ ảnh hưởng đến môi trường mà còn gây thiệt hại lớn cho các chủ kinh doanh. Thiệt hại về tài sản là điều hiển nhiên, nhưng nỗi lo lớn hơn của các tiểu thương chính là việc mất nguồn thu nhập.

Nhiều hộ gia đình phụ thuộc hoàn toàn vào hoạt động kinh doanh du lịch ven biển. Việc cơ sở vật chất bị tàn phá khiến họ không thể tiếp tục buôn bán, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống. Mong muốn lớn nhất lúc này là được hỗ trợ để có thể nhanh chóng ổn định lại cuộc sống. Các tiểu thương mong muốn chính quyền có những chính sách hỗ trợ kịp thời, thiết thực, giúp họ vượt qua khó khăn trước mắt. Bên cạnh việc hỗ trợ tài chính, việc triển khai các biện pháp bảo vệ bờ biển lâu dài cũng là điều vô cùng quan trọng.

Theo thống kê của Ban quản lý rừng Sơn Trà và các bãi biển Đà Nẵng, sạt lở gây thiệt hại cho hơn 19 hộ kinh doanh với số tiền gần 500 triệu đồng. Nhiều hàng quán phải đóng cửa vĩnh viễn chờ bố trí địa điểm kinh doanh mới trong cao điểm đón khách vào các dịp lễ đang đến gần.

Theo Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng, trước đó, tình trạng xâm thực và sạt lở bờ biển diễn ra mạnh tại khu vực Mỹ Khê (quận Sơn Trà), ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống cây xanh, tuyến đi bộ và nhiều hộ kinh doanh dịch vụ ven biển. Trước tình hình đó, các đơn vị chức năng đã thi công kè tạm bằng rọ đá, bao cát, gia cố các điểm sạt lở để ngăn tình trạng cát bị cuốn trôi tiếp tục lan rộng.

Cùng với đó, tháng 2/2025, Đà Nẵng phát động Tết trồng cây 2025 dọc các bờ biển của thành phố, cụ thể, trồng thêm 175 cây dừa dọc bãi biển du lịch để chống xói mòn, giảm sạt lở, tạo cảnh quan và thay thế cây gãy đổ do thời tiết.

Tháng 1/2025, TP.Đà Nẵng tổ chức chống sạt lở khẩn cấp tại bờ biển Mỹ Khê. (Ảnh: NT). 

Sau đó, đến đầu tháng 3/2025, bờ biển Mỹ Khê bắt đầu được bồi đắp tự nhiên, với những bãi cát trắng trải dài trở lại. Các dịch vụ du lịch như tắm biển, thể thao và vui chơi đã cơ bản được khôi phục, thu hút du khách và góp phần phục hồi kinh tế địa phương .​

Đại diện Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông và nông nghiệp Đà Nẵng, cho biết, được sự chỉ đạo của UBND TP Đà Nẵng và các sở liên quan, Ban Quản lý đã chỉ đạo nhà thầu xây dựng kè tạm bằng rọ thép và phía trong chứa bao tải cát để khống chế tình trạng sạt lở bờ biển Mỹ Khê (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng). Sau khi xây dựng kè tạm hiện đã cơ bản khống chế được sự xâm thực và sạt lở của bờ biển. Từ cuối tháng 2 cho đến nay, các vị trí sạt lở đã được bồi lắp trở lại.

Đồng thời cảnh quan cũng đã được khôi phục một phần nào đó. Trong thời gian tới, để tiếp tục khắc phục triệt để tình trạng sạt lở UBND TP Đà Nẵng đã giao cho Sở Xây dựng chủ trì và Ban quản lý dự án nghiên cứu các phương án để khắc phục tình trạng này. Hiện các tiểu thương đang nỗ lực khắc phục hậu quả, dọn dẹp đống đổ nát và tìm cách khôi phục kinh doanh. Tuy nhiên, việc tái thiết lại cơ sở vật chất đòi hỏi nguồn kinh phí lớn mà nhiều hộ gia đình không đủ khả năng chi trả.

Trước thực trạng xâm thực bờ biển có xu hướng gia tăng do biến đổi khí hậu, UBND thành phố đã giao các sở, ngành liên quan nghiên cứu giải pháp kỹ thuật bền vững, trong đó có việc sử dụng công nghệ kè mềm, kiểm soát dòng chảy, trồng thảm thực vật chống sạt lở và quy hoạch lại không gian ven biển.

Trước đó, ngay từ năm 2023, TP.Đà Nẵng ban hành Quyết định số 42/2023/QĐ-UBND quy định quản lý, bảo vệ hành lang bảo vệ bờ biển trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Mục tiêu nhằm quản lý, bảo vệ hành lang bảo vệ bờ biển TP. Đà Nẵng, bảo vệ hệ sinh thái, duy trì giá trị dịch vụ của hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên ở vùng bờ; giảm thiểu sạt lở bờ biển, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

Bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển; đồng thời bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân có liên quan; góp phần quản lý tổng hợp vùng bờ phục vụ phát triển bền vững.

Về nguyên tắc, quản lý lang bảo vệ bờ biển phải được lồng ghép thống nhất với chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biến và hải đảo; quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ; quy hoạch, kế hoạch, chương trình, nhiệm vụ, đề án có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Khắc phục sạt lở, phục hồi vẻ đẹp nguyên trạng của các bãi biển góp phần thu hút du khách trở lại du lịch tại Đà Nẵng. 

Quản lý hành lang bảo vệ bờ biển phải bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan; bảo đảm công khai, minh bạch, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp; tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia tích cực và hiệu quả trong quá trình quản lý; bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển.

Về việc xử phạt vi phạm hành lang bảo vệ bờ biển, các hoạt động vi phạm quy định quản lý, bảo vệ hành lang bảo vệ bờ biển bị xử phạt theo các quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan.

Trách nhiệm quản lý, bảo vệ hành lang bảo vệ bờ biển, Sở Nông nghiệp và Môi trường là cơ quan chủ trì, tổ chức thực hiện cắm mốc giới hành lang bảo vệ bờ biển theo quy định tại khoản 2, Điều 39, Nghị định số 40/2016/NĐ-CP. Tham mưu, tổ chức quản lý hành lang bảo vệ bờ biển theo quy định của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ;

Lưu giữ hồ sơ gốc hành lang bảo vệ bờ biển, hồ sơ gốc mốc giới hành lang bảo vệ bờ biển; cung cấp thông tin, dữ liệu liên quan cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu khai thác, sử dụng theo quy định của pháp luật về thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường…

Ủy ban nhân dân cấp phường có khu vực hành lang bảo vệ bờ biển để sử dụng, quản lý theo thẩm quyền; Tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức công bố hành lang bảo vệ bờ biển trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ hành lang bảo vệ bờ biển;

Hàng năm, tổ chức rà soát, kiểm tra hiện trạng mốc giới hành lang bảo vệ bờ biển và tổ chức khôi phục các mốc bị hư hỏng; Thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ hành lang bảo vệ bờ biển; Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố điều chỉnh ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển theo quy định của pháp luật; Định kỳ hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố kết quả công tác quản lý, bảo vệ hành lang bảo vệ bờ biển theo quy định.

Các sở, ban ngành liên quan phối hợp Sở Nông nghiệp và Môi trường trong công tác quản lý, bảo vệ hành lang bờ biển, đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật, đảm bảo quyền tiếp cận của cộng đồng với biển…/.

 

 

Minh Phương

 

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline