Hotline: 0941068156

Thứ hai, 14/10/2024 16:10

Tin nóng

Diện tích rừng bị thiệt hại trong 9 tháng của năm 2024 giảm 9,3%

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Thứ hai, 14/10/2024

Đà Nẵng kêu gọi đầu tư để đổi mới công nghệ xử lý rác thải

Thứ năm, 15/08/2024 13:08

TMO - Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Đà Nẵng cho biết, thành phố đang kêu gọi đầu tư để đổi mới công nghệ xử lý rác thải qua đó nâng cao hiệu quả công tác xử lý rác thải trên địa bàn thành phố. 

Hiện nay bình quân mỗi ngày Đà Nẵng xử lý khoảng 1.180 tấn rác thải. Theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2030 lượng rác trung bình mà Đà Nẵng phải giải quyết là 2.076 tấn/ngày. Thời gian qua, thành phố đã và đang tiếp tục hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật (đến năm 2030) và tiếp tục nghiên cứu Quy hoạch xử lý chất thải rắn phía Tây thành phố định hướng đến năm 2050. Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Khánh Sơn qua quá trình đầu tư cho đến nay được đánh giá là một khu xử lý chất thải rắn có hạ tầng kỹ thuật cơ bản tốt, thu gom và xử lý toàn bộ nước rỉ rác đạt quy chuẩn; đảm bảo công tác vận hành chôn lấp rác thải hợp vệ sinh. 

TP.Đà Nẵng đang kêu gọi đầu tư để đổi mới công nghệ xử lý rác thải thay thế dần công nghệ chôn lấp. Khi 2 nhà máy xử lý chất thải này đi vào hoạt động sẽ cơ bản xử lý toàn bộ lượng rác thải của thành phố. Đó là nhà máy xử lý rác thải công suất 650 tấn/ngày đêm (theo giấy chứng nhận đầu tư đã cấp dự kiến đi vào hoạt động vào quý III/2026) và nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt của thành phố 1.000 tấn/ngày đêm. Đối với nhà máy xử lý rác thải công suất 650 tấn/ngày đêm, đến nay chủ đầu tư đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư lần thứ 3 vào ngày 18/9/2023; đã thực hiện các bước đầu tư theo quy định của pháp luật, như lấy ý kiến về công nghệ, điều chỉnh quy hoạch, thiết kế cơ sở về phòng cháy chữa cháy. 

Còn nhà máy xử lý rác thải công suất 1.000 tấn/ngày đêm được đầu tư theo hình thức hợp tác công-tư. Tháng 7/2024, Hội đồng thẩm định dự án do Sở KH&ĐT chủ trì đã có văn bản thông báo không thông qua báo cáo nghiên cứu khả thi. Hiện nay UBND Thành phố tiếp tục giao cho Sở KH&ĐT phối hợp với các sở, ngành làm rõ các yếu tố pháp lý của dự án để có bước triển khai tiếp theo.

Thành phố đang kêu gọi đầu tư để đổi mới công nghệ xử lý rác thải nâng cao hiệu quả xử lý rác thải trên địa bàn. 

Thời gian qua, để giảm áp lực từ việc xử lý chất thải, nhất là chất thải rắn,  từ năm 2019, TP.Đà Nẵng đã ban hành quyết định triển khai thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại nguồn trên địa bàn đến năm 2025. Phương thức triển khai phân loại rác thải tại nguồn tập trung vào 3 nhóm, trong đó có nhóm CTRSH có thể tái sử dụng, tái chế (gồm 3 loại giấy, nhựa, kim loại thải các loại), thành phần này chiếm tỷ lệ khoảng từ 10-25% trong tổng thành phần CTRSH của thành phố. 

Qua 5 năm triển khai, hiện nay tất cả các phường, xã trên địa bàn thành phố đã tổ chức triển khai thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn; 96,63% tổ dân phố thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn/tổng số tổ dân phố, 93,45 % số hộ gia đình thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn/tổng số hộ gia đình; 91,83% các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cơ quan, tổ chức thực hiện phân loại CTR/tổng số cơ sở.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Đà Nẵng, với tỷ lệ số hộ gia đình triển khai phân loại tại nguồn đối với nhóm CTRSH có khả năng tái sử dụng, tái chế đạt trên 93% tương đương khoảng 15 - 20% CTRSH trên địa bàn được tái chế tái sử dụng, sẽ góp phần giảm chất thải đi chôn lấp. Bên cạnh đó, Đà Nẵng cũng đã có đầu tư, mở rộng nâng cấp Khu liên hiệp xử lý rác thải Khánh Sơn từ 13,3ha cho hộc rác từ số 1 đến số 5. Thì nay mở rộng thêm hộc rác số 6 và sắp đến sẽ tiếp tục mở rộng thêm hộc chứa rác số 7, đồng thời hợp nhất hộc rác số 1 đến hộc rác số 6 để nâng công suất chôn lấp rác hợp vệ sinh.

Ngoài ra, để đảm bảo công tác thu gom, nâng cao năng lực thu gom, vận chuyển rác, Đà Nẵng đã đưa vào vận hành 2 trạm trung chuyển rác tại khu vực quận Sơn Trà và đường Lê Thanh Nghị (quận Hải Châu). 2 trạm trung chuyển này, cơ bản giải quyết nhu cầu thu gom rác phát sinh trực tiếp tại các khu vực và đưa vào xử lý sơ bộ trước khi vận chuyển lên khu xử lý Khánh Sơn. Đối với việc đấu thầu thu gom vận chuyển rác, tính đến thời điểm hiện nay đã có 43/43 tuyến đường trên địa bàn các quận huyện đã được cơ giới hoá công tác thu gom, vận chuyển. 

Thời gian tới, để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn, UBND TP. Đà Nẵng giao UBND các quận, huyện chủ trì, phối hợp với Sở TN&MT và các cơ quan đơn vị liên quan tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thu gom rác thải sinh hoạt trong khu dân cư, tránh tình trạng tồn ứ rác, tập kết rác không đúng quy định; phối hợp với đơn vị thực hiện vệ sinh, môi trường trên địa bàn tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao tinh thần trách nhiệm của lực lượng người lao động tham gia trực tiếp vào công việc thu gom rác thải tại địa bàn khu dân cư và trên đường phố.

Bên cạnh đó, tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời kiến nghị, xử lý các vấn đề phát sinh trên địa bàn liên quan đến công tác thu gom, xử lý rác thải; có biện pháp chế tài xử lý đơn vị thực hiện vệ sinh môi trường trong trường hợp thực hiện không đảm bảo để nâng cao hiệu quả thực hiện.

Sở TN&MT có trách nhiệm chù trì, phối hợp Sở Tài chính, UBND các quận, huyện và các cơ quan đơn vị liên quan sớm rà soát dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải phù hợp với tình hình thực tế; đồng thời, nghiên cứu phương án nâng cao chất lượng công tác thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn thành phố.../.

 

 

Hạnh Lê 

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline