Hotline: 0941068156

Thứ tư, 19/03/2025 10:03

Tin nóng

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

[15 năm Cây Di sản Việt Nam] Hành trình kết nối cộng đồng chung tay bảo vệ cảnh quan, môi trường

[15 năm Cây Di sản Việt Nam] Những “cột mốc xanh” nơi đảo xa

Phòng chống dịch sởi: Rà soát tiêm chủng đảm bảo không bỏ sót đối tượng

Tiếp tục nghiên cứu làm rõ nội hàm của “mô hình tăng trưởng mới”

Đảm bảo thống nhất, phối hợp chặt chẽ, triển khai hiệu quả Luật Địa chất và khoáng sản

Nghiên cứu đề xuất sửa đổi Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

Việt Nam – Singapore: Đẩy mạnh hợp tác về chuyển đổi số, kinh tế xanh, năng lượng sạch

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Cộng hòa Singapore

Quan hệ hữu nghị Việt Nam - Indonesia không ngừng phát triển mạnh mẽ trong 70 năm qua

Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị đầu tư của thế giới

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Indonesia

Số vụ vi phạm về môi trường trong 2 tháng đầu năm giảm

Khẩn trương kiểm tra, đánh giá đúng thực trạng thị trường lúa gạo

Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh

Diện tích rừng trồng mới và rừng bị thiệt hại tăng mạnh

Đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, phấn đấu mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên

Tuyên Quang: Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Trôi cổ thụ hơn 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ tư, 19/03/2025

Cục Hóa chất được chỉ định là cơ quan thực hiện Công ước Cấm vũ khí hóa học

Chủ nhật, 31/03/2024 12:03

TMO – Các hoạt động thực hiện Công ước cấm vũ khí hóa học được áp dụng theo quy định của Nghị định 33/2024/NĐ-CP và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Theo đó, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 33/2024/NĐ-CP quy định việc thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học. Theo đó, Nghị định 33/2024 quy định việc thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học (Công ước cấm vũ khí hóa học) trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm: Các quy định chung về việc thực hiện Công ước cấm vũ khí hoá học; Sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, chế biến, sử dụng, tàng trữ hoá chất Bảng; sản xuất hoá chất DOC, DOC-PSF.

Báo cáo hoá chất Bảng, hoá chất DOC, DOC-PSF; Các quy định về thanh sát và thanh tra, kiểm tra; Quản lý nhà nước về hoá chất Bảng, hoá chất DOC, DOC-PSF. Nghị định trên áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoặc liên quan đến các hoạt động thực hiện Công ước cấm vũ khí hóa học trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Các hoạt động thực hiện Công ước cấm vũ khí hóa học được áp dụng theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Các hành vi bị cấm và các mục đích không bị cấm áp dụng theo khoản 1 Điều 1 và khoản 9 Điều 2 Công ước cấm vũ khí hóa học. Theo Nghị định 33/2024/NĐ-CP, Cục Hóa chất (thuộc Bộ Công Thương) được chỉ định là Cơ quan quốc gia Việt Nam thực hiện Công ước Cấm vũ khí hóa học, đầu mối liên hệ giữa Việt Nam với Tổ chức Công ước và với các Quốc gia thành viên khác theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Công ước.

(Ảnh minh họa)

Công ước cấm vũ khí hóa học được các quốc gia ký kết năm 1993 và có hiệu lực năm 1997. Việt Nam ký tham gia công ước này vào ngày 14/1/1993. Tính đến năm 2023, Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) hoạt động được 26 năm và các quốc gia đã tiêu hủy được hơn 99% số vũ khí hóa học đã khai báo dưới sự kiểm soát của tổ chức này. Số vũ khí còn lại cũng đã được Mỹ cam kết tiêu hủy hết trước ngày 30/9 năm 2023. Trong số các hiệp ước giải trừ quân bị, Công ước cấm vũ khí hóa học (CWC) là công ước thành công nhất trong việc tiêu hủy vũ khí hủy diệt hàng loạt. Vì vậy, OPCW đã được nhận Giải thưởng Nobel Hòa bình năm 2013.

 

 

HẢI YẾN

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline