Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 24/01/2025 08:01

Tin nóng

Kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm ATTP dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân 2025

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Thứ sáu, 24/01/2025

Cù Lao Chàm (Quảng Nam) có nhiều hệ thủy cổ

Thứ tư, 10/04/2024 11:04

TMO - Hệ thủy cổ tại Cù Lao Chàm là sự kết hợp giữa các khu vực trồng trọt (ở dạng địa hình triền đồi, chân núi dốc) gắn với việc sử dụng nguồn nước ngọt tự nhiên (nước nhỉ từ đất lên và nước khe suối bằng hình thức đắp bờ ngăn nước và đào mương dẫn).

Các cơ quan chức năng đã tiến hành khảo sát về hệ thủy cổ tại đảo Cù Lao Chàm (thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam). Qua khảo sát, các chuyên gia đánh giá, hiện có 9 hệ thủy lợi cổ tại Cù Lao Chàm, gồm: khu rẫy Ông Quy và suối Tình, đồng Chùa và khe Ông Thơ, đồng Am và khe Am, ruộng Bà Đành và khe Bà Đành, ruộng Bà Môn và khe Cây Cắt, nà Bà Nghiêm, ruộng Bãi Ông và khe Ông Son, khu rẫy bà Trần Thị Chức, suối Bãi Chồng; phân bố chủ yếu tại Hòn Lao. Đợt khảo sát, các chuyên gia đã ghi chép, chụp hình, quay phim, sơ đồ hóa các đặc điểm, yếu tố nổi bật, đặc trưng của các hệ thủy cổ để đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát huy.

Hệ thủy cổ tại Cù Lao Chàm là sự kết hợp giữa các khu vực trồng trọt (ở dạng địa hình triền đồi, chân núi dốc) gắn với việc sử dụng nguồn nước ngọt tự nhiên (nước nhỉ từ đất lên và nước khe suối bằng hình thức đắp bờ ngăn nước và đào mương dẫn). Hệ thủy cổ này có giá trị về lịch sử, văn hóa và sinh thái tự nhiên, đây cũng là tài nguyên độc đáo, riêng có ở Cù Lao Chàm. Nghiên cứu của một số chuyên gia trước đó đã chỉ ra, dọc các sườn núi Hòn Lao (tại đảo Cù Lao Chàm) xuống các bãi cát, thiên nhiên kiến tạo nên nhiều điểm “đá xếp” theo từng bậc, đưa nước từ thượng nguồn xuống vùng hạ nguồn, phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân trước khi chảy ra biển.

(Ảnh minh họa)

Cù Lao Chàm là cụm đảo gần bờ thuộc xã Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, nằm cách bờ biển Cửa Đại khoảng 15 km. Trong đó, Cù Lao Chàm là đảo chính với diện tích tự nhiên khoảng 13 km2, xung quanh có 08 hòn đảo nhỏ bao bọc theo hình cánh cung. Đây là nơi có lịch sử, văn hóa lâu đời; với hệ sinh thái thiên nhiên đặc biệt phong phú đang được giữ gìn, bảo vệ nghiêm ngặt; có nhiều tiềm năng để phát triển về du lịch và kinh tế biển; là tiền đồn quan trọng về quốc phòng, an ninh, nằm trong thế phòng thủ chung của tỉnh Quảng Nam và khu vực miền Trung. Đồng thời, đây cũng là vùng đất gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của đô thị cổ - thương cảng Hội An; là điểm đến, nơi giao thương hàng hóa của “con đường gốm sứ, tơ lụa, hương liệu” trên biển trong nhiều thế kỷ trước. Tại đây, vẫn lưu giữ nhiều di tích thuộc các nền văn hóa Sa Huỳnh, Chăm Pa, Đại Việt,... với những công trình kiến trúc cổ có niên đại vài trăm năm, như: Chùa Hải Tạng (gần 300 năm), Giếng cổ, Lăng Ông Ngư…

Về kiến tạo địa hình, Cù Lao Chàm là phần kéo dài về phía Đông Nam của khối đá hoa cương Bạch Mã - Hải Vân - Sơn Trà, được hình thành cách đây hằng trăm triệu năm. Địa hình chủ yếu là đồi núi với hệ động vật, thực vật rất phong phú, đa dạng, với nhiều loại gỗ quý hiếm. Xung quanh các đảo, nổi bật bởi những bãi biển cát vàng, mịn, xen kẽ là các khối đá hoa cương lớn, tạo nên cảnh quan độc đáo. Hệ sinh thái biển ở Cù Lao Chàm được các nhà khoa học đánh giá cao và đưa vào danh sách bảo vệ, trở thành một trong những vùng biển có hệ sinh thái thiên nhiên đa dạng và phong phú bậc nhất ở nước ta với khoảng 135 loài san hô, 500 thảm rong và cỏ biển, 202 loài cá, 04 loài tôm hùm và 84 loài nhuyễn thể.

Ngoài ra, đây còn là nơi tụ cư của loài chim yến, tập trung nhiều ở hang Tò Vò, hang Khô, tổ của chúng có giá trị dinh dưỡng cao, mang lại nguồn thu nhập ổn định, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống cho người dân trên Đảo. Nhờ có hệ động vật, thực vật phong phú, đa dạng và những di tích lịch sử hàng trăm năm tuổi, tháng 10/2003, Khu bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm được thành lập. Năm 2009, Cù Lao Chàm được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương đẩy mạnh các biện pháp giữ gìn, bảo vệ và phát triển bền vững những giá trị lịch sử, hệ sinh thái thiên nhiên độc đáo nơi đây.

 

 

HOÀI AN

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline