Hotline: 0941068156

Thứ năm, 09/05/2024 09:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 09/05/2024

Cư dân ven biển Bình Định chung tay bảo vệ rùa biển

Thứ hai, 27/12/2021 16:12

TMO - Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ rùa biển trong chiến lược bảo vệ nguồn lợi thủy sản của tỉnh, thời gian vừa qua, nhiều cư dân ven biển tỉnh Bình Định đã có nhiều hành động thiết thực để rùa biển được bảo vệ, di dời, ấp nở và trở về biển an toàn.

Tính đến tháng 8/2021 đã có 4 lượt rùa lên bãi đẻ trứng với 384 quả trứng được tổ chức cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản xã Nhơn Hải bảo vệ và di dời đến nơi an toàn. Lượt rùa đẻ lần đầu tiên là một cá thể rùa biển thuộc loài Rùa Xanh, thuộc Nhóm loài “nguy cấp - EN” theo phân loại của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN).

Xã Nhơn Hải trở thành bãi sinh sản mới thứ 3 của rùa biển.

Với ổ trứng đầu tiên, theo sự điều phối của Chi cục Thủy sản và chính quyền địa phương, tổ cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Nhơn Hải đã thực hiện di dời ổ trứng rùa đến nơi an toàn (vì ổ trứng rùa nằm gần sát mép nước dễ bị ảnh hưởng bởi triều cường). UBND xã Nhơn Hải cũng đồng thời  thông báo rộng rãi đến bà con ngư dân không được đào phá ổ trứng rùa biển, không tập trung tại bãi biển trong mùa rùa đẻ, cắm biển thông báo khu vực bãi đẻ rùa biển để bảo vệ an toàn bãi đẻ rùa biển trong mùa sinh sản.

Đã có nhiều kinh nghiệm từ việc bảo vệ, di dời ổ trứng đầu tiên,  ở những lượt rùa biển lên bãi đẻ tiếp theo, bà con ngư dân khi phát hiện đều thông báo ngay cho chính quyền địa phương để theo dõi, giám sát bảo vệ rùa biển. Tổ chức cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản xã Nhơn Hải đã phối hợp với Trạm Kiểm soát biên phòng đo kích thước, đưa rùa mẹ về biển an toàn sau khi đẻ xong và di dời ổ trứng rùa về nơi tập trung.

Ngư dân ven biển Nhơn Hải phối hợp cùng Chi cục Thủy sản địa phương bảo vệ và di dời rùa biển đến nơi an toàn.

Theo báo cáo của Chi cục Thủy sản Bình Định, từ năm 2008 đến 2016, tại Bình Định đã có 9 ổ trứng đã nở với 300 con rùa con xuống biển an toàn. Ngư dân đã chủ động báo tin, tham gia vận động thả và cứu hộ 17 con rùa bị mắc câu và bị thương trở về biển trong đó có 3 con vích và 14 con đồi mồi.

Từ năm 2016 đến nay, ngư dân đã chủ động báo tin, tham gia vận động thả và cứu hộ 11cá thể  rùa biển (8 cá thể vích và 3 đồi mồi) bị mắc lưới hoặc bị rao bán để thả về biển và bảo vệ được 06 ổ rùa biển với 283 con rùa con về biển an toàn (trong đó có 4 ổ trứng rùa tại Nhơn Hải trong năm 2021).

Hiện tượng rùa biển quay trở lại và đẻ trứng tại bãi biển xã Nhơn Hải đã cho thấy những dấu hiệu tích cực trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản của cộng đồng và chính quyền địa phương.

Bình Định là một trong những địa phương đi đầu cả nước về việc xây dựng các tổ chức cộng đồng tham gia bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo hình thức đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Các tổ chức cộng đồng này đang ngày một phát huy hiệu quả vai trò của mình trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về bảo vệ nguồn lợi thủy sản cũng như cùng với các cơ quan quản lý, cơ quan chuyên môn thực hiện các hoạt động bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

 

 

 Ngọc Linh

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline