Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 24/11/2024 10:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Chủ nhật, 24/11/2024

Công nghệ thực tế ảo trong phát triển du lịch

Thứ tư, 06/09/2023 07:09

TMO - Công nghệ thực tế ảo trong du lịch (VRT) giúp du khách tìm hiểu trước điểm đến hoặc tham quan những công trình không còn hiện hữu. Tại nhiều địa phương trên cả nước đang phát triển và hoàn thiện công nghệ này với kỳ vọng tăng trải nghiệm, thu hút du khách.

Thông qua các thiết bị kỹ thuật chuyên dụng, các không gian ở các khu du lịch, bảo tàng, khách sạn, resort, điểm vui chơi giải trí… được số hóa với độ chính xác gần như 100% (sai số khoảng 1%). Dữ liệu sẽ được xử lý và đưa lên môi trường 3D. Mọi người từ khắp nơi có thể trải nghiệm không gian được số hóa bằng thiết bị 3D như kính VR, hoặc màn hình hiển thị 2D thông thường (điện thoại, máy tính, ipad…). Công nghệ này được nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là khu vực châu Á, đẩy nhanh trong số hóa các tài nguyên du lịch.

Du khách trải nghiệm ứng dụng du lịch thông minh với công nghệ 3D và thực tế ảo. 

Tại Việt Nam, thực tế ảo trong ngành Du lịch vẫn đang ở giai đoạn đầu. Một số địa điểm du lịch tại Việt Nam đã áp dụng công nghệ VRT để mang đến trải nghiệm mới cho du khách. Tại Hà Nội, đã có  27 điểm đến trên địa bàn thành phố triển khai số hóa dữ liệu và hình ảnh. Các điểm đến như di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, di tích Hoàng Thành Thăng Long… hiện nay đều đã áp dụng hệ thống QR code, cửa soát vé tự động, phần mềm quản lý du khách… Qua đó nâng cao năng lực quản trị của đơn vị hoặc ứng dụng các công nghệ mới như 360, 3D, FLYCAM, Mapping… để gia tăng lượng khách du lịch ảo.

Ngành Du lịch tỉnh Quảng Ninh triển khai mạnh mẽ ứng dụng công nghệ số để quản lý, điều hành du lịch; Hình thành các sản phẩm du lịch số bằng công nghệ thực tế ảo, số hóa điểm đến du lịch bằng giao diện ảnh 360, 3D…Bảo tàng Quảng Ninh xây dựng mô hình “bảo tàng ảo” giúp du khách tham quan phiên bản số hóa trên website: baotangao.baotangquangninh.vn. Toàn bộ không gian bảo tàng được mô hình hóa bằng công nghệ 3D, từ kiến trúc phía ngoài độc đáo cho đến những không gian ấn tượng bên trong.Với “bảo tàng ảo”, du khách có thể tham quan từ xa thông qua máy tính hoặc điện thoại có kết nối mạng mà không phải đến tận nơi.

Thời gian qua, Ban Quản lý Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam đưa vào vận hành hệ thống Metaverse, nhằm cải thiện, nâng cao tính trải nghiệm cho khách tham quan Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn. Hệ thống "Mỹ Sơn Metaverse" được xây dựng dựa trên 3 nền tảng công nghệ. Đầu tiên là không gian trải nghiệm bằng VR360. Đây là nền tảng công nghệ với các dữ liệu thu thập từ thiết bị bay (drone) và các thiết bị chụp chuyên dụng, nhằm xây dựng góc nhìn 360 độ.

Không gian thứ hai là "Metaverse spy" được lập trình bằng hình vẽ không gian 3D dựa trên tỷ lệ thực của Mỹ Sơn, giúp du khách có thể đi bộ, tương tác, kể cả chụp ảnh trong khu đền tháp bằng nhân vật thay thế - đại diện (avatar). Công nghệ thứ ba là "Map 3D" được xây dựng với tỷ lệ, vị trí thực tế của Mỹ Sơn để khách tham quan dễ dàng sử dụng. Qua công nghệ thực tế ảo, di tích Thánh địa Mỹ Sơn được số hóa và mô phỏng lại chính xác kích thước bằng công nghệ 3D Scanning. Khu thánh địa Mỹ Sơn được thể hiện dưới dạng không gian ba chiều trực quan, lưu giữ dễ dàng trên môi trường internet, có thể sử dụng các thiết bị điện tử thông dụng để quan sát gồm: điện thoại, máy tính, ipad,…và cả thiết bị như kính thực tế ảo.

Tỉnh Quảng Nam đưa vào vận hành hệ thống Metaverse, nhằm cải thiện, nâng cao tính trải nghiệm cho khách tham quan.  

Với mục tiêu số hóa các điểm đến, du lịch Đà Nẵng tới đây sẽ tập trung nâng cấp công nghệ thực tế ảo VR360 các điểm tham quan; gia tăng tiện ích dành cho du khách trên nền tảng du lịch thương mại điện tử. Từ tháng 9/2022, Sở Du lịch TP. Đà Nẵng đã giới thiệu phiên bản nâng cấp "Một chạm đến Đà Nẵng" trên công nghệ VR360 và vũ trụ ảo với độ chính xác như ngoài đời thực, tiếp cận khách hàng trên toàn cầu, không giới hạn số lượng, thời gian và tối ưu ngân sách.

Tại thành phố Hồ Chí Minh, công nghệ này bước đầu phát huy hiệu quả tại một số điểm du lịch, nhưng vẫn cần được hoàn thiện. Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ là nơi đầu tiên thực hiện “bảo tàng số”, với việc ứng dụng công nghệ Smart Museum 3D/360 vào trưng bày, triển khai giải pháp ứng dụng tham quan thực tế ảo tương tác thông minh. Các hiện vật sau khi được số hóa sẽ chuyển thành mô hình 3D, sử dụng kỹ thuật hologram trở nên lung linh, sắc nét nét hơn, cho cảm nhận chân thực nhất. Bảo tàng ứng dụng công nghệ Smart Museum 3D/3600 để du khách có thể xem phòng trưng bày của bảo tàng tại nhà qua trang web smartmuseum3d.baotangphunu.com, tạo thêm sức lôi cuốn để khách đến bảo tàng.

Tại Cần Thơ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố đã có Kế hoạch Chuyển đổi số, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực Du lịch đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, xác định phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh hướng đến nâng cao hiệu quả hoạt động, thúc đẩy sự tăng trưởng và nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch thành phố. Trong đó, ứng dụng công nghệ thực tế ảo là một trong 6 nội dung cần được chú trọng. Theo đó, ngành Du lịch sẽ số hóa toàn bộ điểm đến, sản phẩm du lịch, sự kiện văn hóa giải trí trên địa bàn, hướng đến việc xây dựng hình ảnh 3D (VR360) ở các điểm thu hút khách tham quan. Cụ thể, các điểm du lịch thử nghiệm ban đầu là: Ðền thờ vua Hùng, Bến Ninh Kiều, Chợ nổi Cái Răng, Nhà cổ Bình Thủy, Khu tưởng niệm Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa.

Nhờ vào công nghệ 4.0, du khách có thể thực hiện hoạt động du lịch ảo tại nhà và từ xa một cách đơn giản, cung cấp trước một trải nghiệm thú vị để kích thích thị giác và sự chú ý của công chúng, thúc đẩy hoạt động tham quan trực tiếp. Mô hình du lịch ảo với sự kết hợp của những công nghệ 4.0: 3D Tour, 360 VR Tour, Map 4D, IoT... có thể cung cấp một nền tảng du lịch cho cả du khách ở xa và du khách tại điểm tham quan. Mô hình cho phép các thành phố du lịch và doanh nghiệp dịch vụ có thể quảng bá hình ảnh của mình một cách chuyên nghiệp và hiện đại. 

 

 

Đức Tuấn

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline