Hotline: 0941068156

Thứ tư, 02/04/2025 12:04

Tin nóng

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

[15 năm Cây Di sản Việt Nam] Hành trình kết nối cộng đồng chung tay bảo vệ cảnh quan, môi trường

Thứ tư, 02/04/2025

Cơ hội “vàng” để mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói, thảm

Thứ sáu, 04/03/2022 20:03

TMO - Việc thực thi các Hiệp định thương mại tự do đang mở ra rất nhiều cơ hội xuất khẩu cho các sản phẩm mây, tre, cói, thảm. Dự báo, xuất khẩu nhóm mặt hàng này của Việt Nam trong năm 2022 sẽ tăng khoảng 20 – 30% so với năm 2021, vượt mức kim ngạch 1 tỷ USD.

Thông tin từ Tổng cục Hải quan cho biết, ngay tháng đầu tiên của năm 2022, xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói, thảm đã tăng trưởng mạnh và đạt mức cao nhất từ trước đến nay, đạt 107,65 triệu USD, tăng 9,4% so với tháng 12/2021; tăng 57,7% so với tháng 01/2021.

Xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói, thảm của Việt Nam sang thị trường EU trong tháng 01/2022 đạt 27,13 triệu USD, tăng 3,8% so với tháng 12/2021. Đối với thị trường Mỹ, con số này đạt 46,59 triệu USD, tăng 13,1% so với tháng 12/2021; tăng 67,4% so với tháng 01/2021.

Ước tính trong tháng 02/2022, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói, thảm đạt 70 triệu USD, giảm 35% so với tháng 01/2022, nhưng tăng 37,8% so với tháng 2/2021. Tính chung, trong 2 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói và thảm ước đạt 178 triệu USD, tăng 49,2% so với cùng kỳ năm 2021.

Ảnh minh họa 

Việt Nam hiện đứng thứ 2 (sau Trung Quốc) trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ xuất khẩu mây tre đan nhiều nhất thế giới, với tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2016 – 2020 tăng 9,1%/năm, kim ngạch năm 2020 đạt 311 triệu USD; và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong cơ cấu thị trường xuất khẩu mặt hàng của thế giới.

Đồng thời, Việt Nam hiện đứng thứ 10 thế giới về xuất khẩu thảm, với kim ngạch tăng trưởng trung bình 29,5%/năm trong giai đoạn 2010 - 2020, mức tăng trưởng mạnh nhất trong số các thị trường đạt kim ngạch trên 100 triệu USD. Năm 2021, mặc dù dịch Covid-19 bùng phát mạnh, nhiều tỉnh, thành phố phải giãn cách xã hội kéo dài, nhưng xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói, thảm của Việt Nam vẫn tăng trưởng mạnh.

Việc thực thi các hiệp định thương mại tự do (FTA) như: EVFTA, CPTPP, RCEP… đang mở ra rất nhiều cơ hội xuất khẩu cho các sản phẩm mây, tre, cói, thảm, nhất là tại thị trường có sức tiêu thụ lớn trên thế giới như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản...

Sản phẩm mây, tre, cói, thảm của Việt Nam có khả năng chiếm lĩnh được 10 – 15% thị phần trên thị trường thế giới. Dự báo, xuất khẩu mây, tre, cói, thảm của Việt Nam trong năm 2022 sẽ tăng khoảng 20 – 30% so với năm 2021, vượt mức kim ngạch 1 tỷ USD.

Theo Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam (Vietcraft), các doanh nghiệp, làng nghề ngành hàng mây, tre, cói, thảm cần được hỗ trợ cải thiện điều kiện sản xuất để đáp ứng được các nhu cầu hợp chuẩn của thế giới, đáng lưu ý phải xây dựng hệ thống truy xuất cho các doanh nghiệp mây tre đan ứng dụng công nghệ chuỗi khối (blockchain).

Để thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại một cách hiệu quả, nhà nước cũng cần bố trí ngân sách xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp ngành này. Bên cạnh việc nâng cấp và hỗ trợ các hội chợ chuyên ngành thủ công mỹ nghệ theo định hướng xuất khẩu hoặc xuất khẩu tại chỗ, cần xây dựng các chương trình truyền thông quảng bá một cách chuyên nghiệp.

 

 

Hoài Phan

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline