Hotline: 0941068156

Thứ hai, 02/12/2024 21:12

Tin nóng

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Thứ hai, 02/12/2024

Cơ hội và thách thức trong đo lường carbon rừng ngập mặn

Thứ bảy, 09/11/2024 13:11

TMO - Sáng nay 9/11, tại trường Đại học Lâm nghiệp Hà Nội đã diễn ra buổi Trao đổi khoa học “Đo lường carbon rừng ngập mặn - cơ hội và thách thức - Trường hợp rừng ngập mặn Vĩnh Châu”. 

Trong các nghiên cứu, cộng đồng có thể tự đo đếm sinh khối, đưa ra được hệ số quy đổi sinh khối tươi sang sinh khối khô của 3 loài cây Bần, Mắm, Đước bằng các phương pháp khoa học tin cậy. Đây là một kết quả quan trọng của hoạt động “Đo lường carbon rừng ngập mặn tại Vĩnh Châu, Sóc Trăng”,  đóng góp vào nội dung Hướng dẫn kỹ thuật điều tra, đo đếm carbon rừng ngập mặn mới được Cục Lâm nghiệp ban hành tại Quyết định số 316/QĐ-LN-SXLN ngày 29/10/2024 để áp dụng cho toàn quốc. 

Nghiên cứu do Viện Sinh thái rừng và Môi trường thuộc Trường Đại học Lâm nghiệp phối hợp với Quỹ AFV, tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam cùng đối tác và cộng đồng thực hiện tại Vĩnh Châu, Sóc Trăng trong 2 năm (11/2022-10/2024).

Nghiên cứu cho thấy trong số 3 loài cây Bần, Mắm, Đước thì lượng tăng trưởng carbon bình quân hàng năm của Mắm là cao nhất với 8,06 tấn/ha, trong khi đó Bần là 6,93 tấn/ha và Đước là 5,32 tấn/ha.

Bên cạnh đó, trung bình tăng trưởng toàn khu vực là 6,77 tấn/ha/năm (tương đương 24.8 tấn CO2/ha/năm) với giá trị kinh tế từ rừng có thể đem lại hàng năm là từ 5-10$/tấn CO2/ha (tương đương 124 - 248 $/ha/năm).  Kết quả này mở ra cơ hội cho cộng đồng, chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp, về kinh tế xanh và tài chính cho các giải pháp thích ứng với BĐKH nắm bắt thêm được giá trị bảo vệ môi trường của rừng ngập mặn. 

Với tính khoa học, chính xác và khả năng ứng dụng cao, phương pháp đo tăng trưởng carbon của nghiên cứu này đã được Cục Lâm nghiệp thẩm định và sử dụng để xây dựng và ban hành Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật điều tra, đo đếm carbon rừng ngập mặn. Đây là lần đầu tiên, một hướng dẫn chuyên ngành trong lĩnh vực này được ban hành, áp dụng trên phạm vi toàn quốc.

Tại Buổi trao đổi khoa học, Nhà báo Tạ Việt Anh, Chủ tịch HĐQL Quỹ AFV cho biết, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) đã có nhiều chương trình hỗ trợ phụ nữ, người khuyết tật, trẻ em, người thiệt thòi chống chịu tốt hơn với thiên tai, biến đổi khí hậu, cũng như các vấn đề xã hội – bao gồm vấn đề chăm sóc sức khoẻ tâm thần bị tác động trầm trọng hơn do đại dịch. AFV hiện có các chương trình hỗ trợ tại hơn 10 tỉnh thành trên cả nước từ 2016 đến nay với ngân sách hơn 100 tỷ đồng. 

Nhà báo Tạ Việt Anh (Chủ tịch HĐQL Quỹ AFV).

Buổi trao đổi khoa học hôm nay là một phần của Dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu (BĐKH) của cộng đồng ven biển thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long – giai đoạn 1” (gọi tắt là dự án B4) được ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Bộ Khí hậu, Môi trường và Năng lượng Cộng hòa Áo thông qua Tổ chức Bánh mỳ Thế giới (BfdW) đồng tài trợ và được Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp với UBND thị xã Vĩnh Châu thực hiện. 

Dự án có mục tiêu góp phần bảo vệ và tăng cường khả năng hấp thụ khí CO2 của rừng phòng hộ ngập mặn ven biển ở 3 xã dự án thuộc thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng thông qua các nỗ lực chung của cộng đồng và chính quyền địa phương; và cải thiện sinh kế của cộng đồng sinh sống trong các vùng đệm thông qua giao khoán rừng phòng hộ ngập mặn cho người dân với sự quản lý của nhà nước để triển khai nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững và thân thiện với môi trường.

Sáng kiến ‘Giảm phát thải khí nhà kính từ việc hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng carbon rừng (REDD+) được cho là cách tiếp cận mới nhằm mang lại lợi ích tài chính từ việc lưu giữ carbon trong rừng. Do đó, carbon có thể được nhìn nhận như một loại tài sản mới của hệ sinh thái rừng và có giá trị tiềm năng vì tạo ra thị trường và nguồn thu mới từ việc giảm phát thải hoặc tăng cường hấp thụ các-bon của rừng. 

GS.TS Phạm Văn Điển, Hiệu trưởng trường Đại học Lâm nghiệp.

Phát biểu tại Buổi trao đổi khoa học, GS.TS Phạm Văn Điển, Hiệu trưởng trường Đại học Lâm nghiệp nhấn mạnh: “Trường Đại học Lâm nghiệp được nhà nước, Bộ Nông nghiệp giao chủ trì, phụ trách xây dựng sổ tay dựng hướng dẫn kỹ thuật xác định sinh khối và trữ lượng carbon rừng ngập mặn. Đây là một nhiệm vụ trọng yếu nhằm thống nhất kỹ thuật đánh giá sinh khối và lượng carbon rừng ngập mặn ở Việt Nam. Qua nghiên cứu tại Vĩnh Châu, chúng tôi tin tưởng rằng các nhà khoa học lâm nghiệp Việt Nam cũng có thể xây dựng được công cụ kỹ thuật cao cho ngành mình, mở ra cơ hội làm chủ các thảo luận và chính sách về tài chính khí hậu cấp khu vực và toàn cầu.”

Ông Điển cũng thông tin thêm, carbon rừng ngập mặn còn được gọi là carbon xanh dương, đây là một trong những loại đem ra thị trường có giá trị cao nhất, hiện nay có 177 tiêu chuẩn carbon trên thế giới để làm chuẩn mực trong trao đổi mua bán. Trường ĐH Lâm nghiệp cũng đang xây dựng tiêu chuẩn riêng về carbon.

Quá trình đo lường carbon rừng ngập mặn góp phần thực hiện Netzero, giảm phát thải khí nhà kính…Việc đo lường, xác định carbon trong rừng ngập mặn rất cần thiết. Phải nhìn vào tiêu chuẩn, mục đích để đưa ra phương pháp phù hợp. Không có phương pháp duy nhất, mà cần sự linh hoạt.

Rừng ngập mặn có rừng trồng và tự nhiên, gồm nhiều loại cây. Điều kiện lập địa khác nhau theo từng vùng. Mức độ tác động của con người vào hệ sinh thái cũng có sự khác biệt. Khi dự báo cũng đưa ra khác biệt, sự rủi ro dưới tác động của BĐKH cũng có sự thay đổi tùy theo mỗi tỉnh thành. Do đó, việc đo lường không chỉ để biết con số, mà còn để liên kết với các mục tiêu phát triển KTXH, gắn với thị trường và liên kết quốc tế.

Trong khuôn khổ sự kiện, ngoài giới thiệu kết quả nghiên cứu, đã diễn ra tọa đàm giữa đại diện cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền, nhà khoa học và người dân xoay quanh các vấn đề kỹ thuật và khả năng ứng dụng phương pháp đo carbon vào việc quản lý, bảo vệ, phát triển rừng ngập mặn tại cộng đồng. 

Là người trực tiếp tham gia đo đếm carbon rừng, chị Lê Thị Nữ, thành viên tổ bảo vệ rừng ấp Trà Sết, xã Vĩnh Hải, TX. Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng cho cho biết: “Lúc đầu chúng tôi e ngại hoạt động này rất khó, carbon rừng là điều gì đó rất mơ hồ. Tuy nhiên, sau 5 lần tham gia đo đếm carbon cùng với các chuyên gia của Viện sinh thái rừng và Môi trường và các cán bộ kiểm lâm Vĩnh Châu, bây giờ, chúng tôi đã rất thành thạo và có thể hướng dẫn cho các thành viên khác của tổ bảo vệ rừng cũng như cộng đồng về cách giám sát carbon rừng, đo lường được sinh trưởng của cây rừng. Cứ mỗi lần đo, chúng tôi lại so với kết quả của lần đo trước, thấy cây rừng lớn lên, chúng tôi rất vui, thấy việc làm của mình có ý nghĩa hơn rất nhiều”.

Cũng là một trong số những người dân tích cực tham gia phòng chống phá rừng và bảo vệ rừng ngập mặn, chị Kim Thị Điệp (sinh năm 1980, trú tại ấp Huỳnh Kỳ, xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng) chia sẻ: “Là một người dân, trước đó tôi không biết về carbon là gì, tuy nhiên, sau khi được tham gia các buổi tập huấn, hướng dẫn của chính quyền và cán bộ chuyên trách quản lý rừng, tôi thấy yêu rừng hơn. Từ đó tham gia vào đội tuần tra, bảo vệ rừng ngập mặn tại địa phương.

Chị Nguyễn Thị Thu Sương – 1 trong số những người dân tích cực bảo vệ rừng ngập mặn tại thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng).

Thông tin từ chị Nguyễn Thị Thu Sương (sinh năm 1990 trú tại ấp Huỳnh Kỳ, xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng) chia sẻ: “Trong đội nhóm tuần tra rừng từ người dân, mỗi ấp nhóm sẽ có một đội riêng, 6 ấp là 6 nhóm, 1 tháng tuần tra 4 lần tương đương 1 lần/tuần. Trong quá trình giám sát rừng, nếu phát hiện người dân phá rừng, nhóm tuần tra sẽ báo cáo ngay cho chính quyền để xử lý nghiêm. Bên cạnh đó, mình còn tuyên truyền tới người dân không được phá rừng, cần bảo tồn giữ gìn rừng bởi rừng giúp chắn sóng và tạo sinh kế cho người dân.”

Trước sự biến đổi khí hậu đã gây ra những khó khăn nhất định trong việc bảo vệ rừng ngập mặn. Theo nhận định của ông Trần Chí Vân - Phó chủ tịch UBND thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng), Trưởng ban quản lý Dự án tại Vĩnh Châu cho biết, với diện tích rừng ngập mặn tại địa phương là gần 4.000ha, rừng ngập mặn đã có ý nghĩa quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội, là sinh kế dưới tán rừng cho người dân. Giúp hạn chế sự tác động của triều cường, có vai trò điều tiết khí hậu cho địa phương, từ đó nâng cao đời sống cho nhân dân….Do đó chính quyền và người dân rất quan tâm đến việc trồng và bảo vệ diện tích rừng ngập mặn, rừng phòng hộ. 

Ông Trần Chí Vân - Phó chủ tịch UBND thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng), Trưởng ban quản lý Dự án tại Vĩnh Châu.

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn gặp một số khó khăn như, diện tích rừng ngập mặn, rừng phòng hộ tại địa phương lớn nhưng lực lượng chuyên trách còn mỏng, thù lao cho người bảo vệ rừng chưa đáp ứng được đời sống kinh tế nên chưa nhận được sự hưởng ứng tham gia vào công tác bảo vệ. Đồng thời sự biến đổi dòng chảy tiếp tục gây ra hiện tượng sói lở.

Tuy nhiên dưới sự quan tâm của chính quyền, các cấp lãnh đạo, địa phương đã xây dựng được những kè chắn sóng, kè chắn sóng ly tâm…Đây là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ diện tích rừng ngập mặn tại Vĩnh Châu”.

Về kết quả đo lường trữ lượng carbon tại rừng ngập mặn Vĩnh Châu, Th.S Nguyễn Văn Thị - Trưởng phòng nghiên cứu và phát triển- Viện sinh thái rừng và Môi trường (ĐH Lâm nghiệp) cho biết, việc đo đếm cần đông đảo lực lượng tham gia, từ chính quyền đến người dân. Mục tiêu của hoạt động đo đếm, đánh giá được lượng tích lũy carbon hàng năm ở 3 xã dự án là Lai Hoà, Lạc Hoà và Vĩnh Hải để làm căn cứ cho đánh giá hiệu quả bảo vệ rừng ngập mặn.

Nội dung đo đếm carbon tại Vĩnh Châu được triển khai qua các nội dung là:  Điều tra đo đếm chỉ tiêu sinh trưởng, giải tích cây mẫu và phân tích mẫu sinh khối, điều tra carbon trong đất, tính toán trữ lượng carbon. Về phương pháp điều tra các chỉ tiêu sinh trưởng là đo DBH (đường kính ngang ngực người đi đo) và đo chiều cao. Hầu hết các nghiên cứu sẽ đo theo DBH. Kết quả mật độ trung bình cây, với cây bần mật độ thấp nhất 967 cây/ha, mắm 1567 cây/ha, đước  4.167 cây/ha. Đường kính khác nhau giữa các loài trong đó đước có kích thước thấp nhất. 

Về kết quả xác định lượng tích luỹ bình quân hàng năm, trung bình toàn khu vực  là 6,77 tấnC/ha/năm tương đương với 24.8 tấnCO2/ha/năm. Từ việc bán tín chỉ carbon có thể đạt từ 3 triệu - 6 triệu ha/năm. Đây là một con số khá cao so với việc thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng. Điều đó cho thấy  trữ lượng carbon rừng ngập mặn ở Vĩnh Châu mở rộng quy mô diện tích rừng ngập mặn bằng cây Mắm là phù hợp với điều kiện lập địa, độ mặn của nước biển và phù hợp với “sở thích” của người dân địa phương. Với kết quả trên cho thấy carbon ở rừng ngập mặn Vĩnh Châu cao hơn rừng trồng Keo ở Thái Nguyên và tương đương với rừng tự nhiên phục hồi trên núi và rừng đước ở Cà Mau. (Rừng tự nhiên toàn quốc là 66-206 tấn/ha, rừng Keo ở Thái Nguyên là 14-53 tấn/ha, rừng Đước ở Cà Mau là 41-165 tấn/ha). Vĩnh Châu phù hợp với kết quả đã nghiên cứu, hướng dẫn kỹ thuật, tương đương với trạng thái rừng khác. 

Các vị đại biểu, khách mời tham gia thảo luận.

Tại Buổi Trao đổi khoa học, các vị đại biểu tham dự đã sôi nổi thảo luận, đưa ra các giải pháp nhằm bảo vệ rừng ngập mặn. Tiêu biểu, Đại diện Khoa Môi trường thuộc ĐH Cần Thơ  đã đưa ra những câu hỏi xung quanh về quy định thị trường, tính toán tín chỉ carbon tại Việt Nam. Trong trường hợp bán được tín chỉ Carbon thì việc chia sẻ kinh phí này sẽ được tính toán như thế nào. Trả lời về vấn đề này, các vị đại biểu cho rằng hiện nay, các bộ ngành đang tiếp tục xây dựng, báo cáo, ban hành các thông tư về giảm phát thải khí nhà kính, đồng thời xây dựng những tiêu chuẩn về tín chỉ carbon…

Hiện nay rất nhiều địa phương đề xuất được triển khai dịch vụ lưu trữ, hấp thụ carbon, do đó việc chia sẻ nguồn kinh phí nếu bán được tín chỉ carbon cần tiếp tục nghiên cứu. Ngành nông nghiệp xác định 7 nhiệm vụ trọng tâm (rà soát, cập nhật; nghiên cứu tiềm năng phân bổ hạn ngạch với từng địa phương, từng ngành; hoàn thiện thể chế, chính sách thu chi khi bán; Xây dựng kỹ thuật…hiện vẫn đang trong quá trình thực hiện; Tuyên truyền nâng cao năng lực…).

Các vị đại biểu tham dự Trao đổi khoa học chụp ảnh lưu niệm.

Nhằm mục tiêu phát triển rừng ngập mặn trong thời gian tới, cộng đồng và các địa phương cần duy trì, ổn định diện tích rừng hiện có, có chính sách giao đất giao rừng cho các địa phương, cá nhân để quản lý và sử dụng ổn định lâu dài. Vì vậy, hoạt động thiết lập và thực hiện các phương pháp đo đếm carbon rừng nằm trong kết quả của dự án được lên kế hoạch nhằm xây dựng phương pháp, quy trình, đo lường, lấy mẫu và theo dõi. Kết quả của hoạt động này sẽ là cơ sở để cộng đồng và các bên liên quan tại Vĩnh Châu thấy được giá trị đa dạng của rừng, trong đó giá trị kinh tế có thể thu được từ carbon rừng sẽ là động lực để cộng đồng trồng rừng, bảo vệ rừng.

 

 

Thu Phương

 

 

 

 



 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline