Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 29/03/2024 03:03

Tin nóng

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Giờ Trái đất 2024: Lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện – Thành thói quen”

Hà Nội: 2 bách xanh cổ thụ hơn 300 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đề xuất 3 nhóm nội dung Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Hải Dương: Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bàng cổ thụ trên 100 năm ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 29/03/2024

Chuyển đổi số được ứng dụng trong mọi lĩnh vực ngành nông nghiệp

Thứ tư, 08/06/2022 21:06

TMO - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, chuyển đổi số đã được ứng dụng trong mọi lĩnh vực của ngành nông nghiệp, từ quản lý đến sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Theo đó, thời gian qua, Bộ NN&PTNT đã tích cực thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số theo “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đồng bộ với thực hiện cải cách hành chính, Chính phủ điện tử trong lĩnh vực nông nghiệp.

Chuyển đổi số đã được ứng dụng trong trồng trọt như: công nghệ Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data) được ứng dụng giúp phân tích dữ liệu về môi trường, các loại đất, cây trồng, các giai đoạn sinh trưởng của cây... Trong chăn nuôi, có công nghệ IoT, Blockchain, công nghệ sinh học được ứng dụng rộng rãi ở trang trại chăn nuôi quy mô lớn...

Mô hình trạm quan trắc thời tiết thông minh metos, theo dõi quá trình sinh trưởng của cây chè tại tỉnh Thái Nguyên 

Trong lĩnh vực lâm nghiệp là công nghệ DND mã vạch được ứng dụng trong quản lý giống lâm nghiệp và lâm sản; công nghệ GIS (công cụ dùng để thu thập, quản lý và phân tích dữ liệu từ không gian địa lý) và ảnh viễn thám...

Trong lĩnh vực thủy sản, ứng dụng hệ thống sóng siêu âm, máy đo dòng chảy, hệ thống thu - thả lưới chụp, công nghệ GIS, thiết bị định vị toàn cầu (GPS) quản lý đội tàu khai thác hải sản xa bờ đã giúp cho việc nuôi trồng và đánh bắt thủy, hải sản hiệu quả. Công nghệ tự động hóa được sử dụng trong chế biến thủy hải sản từ phân loại, hấp, đóng gói…

Trong tiêu thụ hàng nông sản, công nghệ số đã được sử dụng trong kết nối tiêu thụ nông sản trực tuyến ở 6 sàn thương mại điện tử lớn nhất của cả nước. Ngoài ra, các mặt hàng nông sản còn được đẩy mạnh tiêu thụ trên nền tảng trực tuyến. Việc kết nối tiêu thụ nông sản trên nền tảng số đã góp phần tạo thuận lợi, giảm chi phí trung gian cho người dân và minh bạch thông tin về hàng hóa khi tới tay người tiêu dùng.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, chuyển đổi số của các doanh nghiệp, hộ sản xuất phần lớn cũng chưa đáp ứng yêu cầu do thiếu cơ sở dữ liệu lớn cho sản xuất, thiếu minh bạch xuất xứ sản phẩm, thiếu kết nối chia sẻ thông tin của tất cả các khâu từ sản xuất, quản lý, logistics, thương mại nông sản.

Do đó, trong quá trình thực hiện chuyển đổi số cần có sự vào cuộc, phối hợp của các bộ, ngành từ Trung ương đến địa phương và đặc biệt là người nông dân phải sẵn sàng thay đổi tư duy, tiếp cận khoa học, công nghệ. Đồng thời, cần nâng cao nhận thức của nông dân trong về vai trò, tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, kinh doanh trong ngành nông nghiệp cần được nâng cao, tạo nền móng cho chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp.

Để ngành nông nghiệp ứng dụng chuyển đổi số toàn diện, các địa phương cần đẩy mạnh phát triển hạ tầng và kết nối mạng internet băng thông rộng chất lượng cao đến tận cấp xã, thôn; nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ viễn thông, hỗ trợ nông dân sử dụng thiết bị công nghệ thông tin miễn phí tại trung tâm các xã, các điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng, điểm du lịch nông thôn; tiến tới, phổ cập hạ tầng số theo hướng mỗi hộ nông dân một điện thoại thông minh, một đường cáp quang phổ cập định danh số cho nông dân.

Hơn nữa, cần xây dựng hệ thống dữ liệu ngành nông nghiệp, nhất là dữ liệu đất đai, cây, con, vùng trồng... và dịch vụ nông nghiệp. Khuyến khích người dân, doanh nghiệp số hóa các quy trình sản xuất, tiến tới tích hợp, minh bạch sản phẩm bằng hệ thống quét mã QR. Nâng cao trình độ, năng lực tiếp cận và đưa công nghệ số vào sản xuất nông nghiệp cho nông dân.

 

Bích Hồng 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline