Hotline: 0941068156

Thứ ba, 05/11/2024 15:11

Tin nóng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thường trực Ban Bí thư Lương Cường giữ chức Chủ tịch nước

Hải Hà (Quảng Ninh): 2 đa cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Diện tích rừng bị thiệt hại trong 9 tháng của năm 2024 giảm 9,3%

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Thứ ba, 05/11/2024

Chuyển đổi năng lượng xanh đối với hoạt động giao thông vận tải

Thứ sáu, 07/06/2024 08:06

TMO - Hướng tới mục tiêu “xanh hóa” hệ thống vận tải hành khách công cộng của Thủ đô, Sở Giao thông vận tải TP.Hà Nội đang triển khai thủ tục đưa 5 tuyến xe buýt điện vào phục vụ hành khách, dự kiến đầu năm 2025 sẽ đưa vào vận hành.

Theo lộ trình chuyển đổi năng lượng xanh được nêu tại Quyết định số 876/QĐ-TTg ngày 22-7-2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành Giao thông Vận tải, từ năm 2025, 100% xe buýt thay thế đầu tư mới phải là xe buýt điện hoặc sử dụng năng lượng xanh.

Thành phố hiện có 2.034 xe buýt trợ giá nhưng chỉ có 277 xe sử dụng năng lượng sạch, bao gồm 139 xe sử dụng khí nén CNG, 138 xe buýt điện đạt 13,6% toàn mạng lưới. Hơn 1.200 xe đạt tiêu chuẩn khí thải Euro 4 trở lên, còn lại 1.575 phương tiện đang sử dụng nhiên liệu diesel cần thay thế. Số liệu trên cho thấy nhiệm vụ chuyển đổi xe buýt sang sử dụng năng lượng xanh sớm hơn 15 năm không hề dễ thực hiện.

Bên cạnh đó, toàn thành phố cũng có 8 đơn vị tham gia thí điểm hoạt động xe điện bốn bánh: với 223 phương tiện, hoạt động khu vực phố cổ Hà Nội, hồ Hoàn Kiếm, hồ Tây, Làng cổ Đường Lâm, khu vực chùa Hương và Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, phục vụ chủ yếu mục đích tham quan du lịch và nhu cầu đi lại của cán bộ, nhân viên trong khu vực nội Cảng hàng không quốc tế Nội Bài.

TP.Hà Nội định hướng chuyển đổi các phương tiện xanh, sạch. Trong đó, giai đoạn 2025-2030, toàn bộ xe buýt được đầu tư mới, hoặc thay thế xe cũ phải sử dụng năng lượng xanh; thị phần của vận tải công cộng tại Hà Nội phải đạt từ 45%-50%. Đến năm 2030, tỷ lệ phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh đạt tối thiểu 50%; 100% xe taxi thay thế, đầu tư mới sử dụng điện, năng lượng xanh. Đến năm 2050, 100% xe buýt, xe taxi sử dụng điện, năng lượng xanh.

Thông tin từ Trung tâm Quản lý giao thông công cộng (Sở GTVT) Hà Nội cho biết, hướng tới mục tiêu “xanh hóa” hệ thống vận tải hành khách công cộng của Thủ đô, các tuyến buýt mở mới sẽ ưu tiên sử dụng xe năng lượng sạch. Hiện đơn vị đang hoàn thiện thủ tục để đưa xe buýt điện vào vận chuyển hành khách trên 5 tuyến số: 05, 39, 47, 43, 59. Trong đó tuyến buýt số 05 sẽ sử dụng xe cỡ nhỏ (40 chỗ); còn lại sử dụng xe cỡ trung bình (41 - 60 chỗ). Dự kiến đầu năm 2025 các tuyến buýt điện này sẽ đi vào hoạt động.

Theo số liệu thống kê của Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP.Hà Nội, 5 tháng đầu năm 2024 mạng lưới buýt đã tăng trưởng tốt cả về sản lượng lẫn doanh thu. Cụ thể, 5 tháng qua mạng lưới xe buýt đã vận chuyển ước đạt 169,7 triệu lượt hành khách, trong đó buýt trợ giá ước đạt 165,2 triệu lượt hành khách, tăng 8,6%; tổng doanh thu ước đạt 237 tỷ đồng, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2023.

Tuyến đường sắt đô thị số 2A Cát Linh - Hà Đông 5 tháng đầu năm đã vận chuyển được khoảng 4,6 triệu lượt hành khách, tăng 7,3%; tổng doanh thu ước đạt 30,9 tỷ đồng, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm 2023. Sở GTVT Hà Nội cũng đã điều chỉnh, hợp lý hóa lộ trình, dịch vụ, phù hợp tổ chức giao thông đối với 114 tuyến buýt; điều chỉnh thời gian biểu chạy xe đối với 76 tuyến buýt; dừng hoạt động 5 tuyến từ 1/4/2024. Kết quả cho thấy điều chỉnh toàn mạng lưới đã mang lại hiệu suất cao hơn cho xe buýt Hà Nội.

Sở GTVT thành phố thực hiện chuyển đổi phương tiện xe buýt sử dụng năng lượng xanh (Ảnh minh họa).  

Bên cạnh đó Sở GTVT Hà Nội đang tiếp tục mở rộng vùng phục vụ của xe buýt đối với các khu vực có nhu cầu. Đưa vào hoạt động tuyến xe buýt điện có trợ giá E10: Khu đô thị Ocepark - Nội Bài từ ngày 1/1/2024; 2 tuyến buýt kế cận không trợ giá số 215 kết nối TP Hà Nội với tỉnh Nam Định từ 26/1/2024; và số 71 Công viên Nghĩa Đô – Đại học Quốc Gia (Hòa Lạc) từ 1/6/2024. Tính đến tháng 5/2024, mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn TP Hà Nội gồm 153 tuyến, trong đó: 128 tuyến buýt trợ giá, 9 tuyến buýt không trợ giá, 13 tuyến buýt kế cận và 3 tuyến City tour.

Sở GTVT Hà Nội cho biết, để thực hiện chuyển đổi phương tiện xe buýt sử dụng năng lượng xanh, Sở sẽ xây dựng các nguyên tắc chuyển đổi, lộ trình chuyển đổi, số lượng phương tiện chuyển đổi theo hướng lựa chọn, xác định cơ cấu tỷ lệ hợp lý giữa xe buýt sử dụng điện và xe buýt sử dụng khí CNG…Việc chuyển đổi phương tiện đối với các tuyến buýt đang khai thác được thực hiện theo lộ trình, trong đó ưu tiên trước cho các tuyến buýt có phạm vi hoạt động trong khu vực đô thị trung tâm, khu vực nội đô lịch sử và các tuyến kết nối với đầu mối giao thông lớn như nhà ga, bến xe, sân bay.

Lộ trình và số lượng phương tiện chuyển đổi dự kiến hiện đang được Sở Giao thông Vận tải Hà Nội nghiên cứu để chia thành từng giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 (từ năm 2025-2030), tỷ lệ chuyển đổi trung bình đạt 7,73%/năm. Số lượng xe được chuyển đổi trung bình đạt 157 xe/năm. Giai đoạn 2 (từ năm 2031-2035), tỷ lệ chuyển đổi trung bình đạt 8%/năm. Số lượng xe được chuyển đổi trung bình đạt 162 xe/năm.

Để thực hiện kế hoạch chuyển đổi phương tiện năng lượng xanh trong hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, thành phố sẽ rà soát và hoàn thiện hệ thống định mức, đơn giá cho các loại hình xe buýt (lớn, trung bình và nhỏ) sử dụng điện, năng lượng xanh để tổ chức đấu thầu/đặt hàng cung cấp dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. Tiếp tục xem xét áp dụng đơn giá, định mức tạm thời để thực hiện đặt hàng đối với xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trong thời gian chờ ban hành định mức, đơn giá chính thức.

Với hệ thống xe buýt diesel đang cung cấp dịch vụ theo hợp đồng thầu, thành phố sẽ xem xét cơ chế chính sách kéo dài thời gian sử dụng phương tiện đến hết thời gian thực hiện hợp đồng đối với những phương tiện đã hết thời gian khấu hao (10 năm), và thực hiện giảm trừ đơn giá khấu hao từ thời điểm hết hạn khấu hao đến thời điểm hết hạn thực hiện hợp đồng thầu. Các tuyến buýt đấu thầu lại trong năm 2023 được sử dụng phương tiện diesel tối đa đến năm 2028 và các tuyến đấu thầu lại từ năm 2024-2027 được sử dụng phương tiện diesel tối đa đến thời điểm hết khấu hao phương tiện, sau đó chuyển đổi sang phương tiện năng lượng điện, năng lượng xanh.

Sở GTVT cũng xây dựng và trình UBND thành phố Hà Nội ban hành hạn mức, quy trình vay vốn được hỗ trợ lãi suất để đầu tư phương tiện, đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt (trạm sạc điện, trạm nạp năng lượng, depo, bãi đỗ xe).

 

 

Phạm Hoài 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline