Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 12/07/2025 11:07

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam thống nhất định hướng NCKH trong giai đoạn mới

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Hoàn thành sớm hơn 5 năm so với kế hoạch đề ra

Điều chỉnh giá vé tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội và Cát Linh – Hà Đông

Cuối năm 2026 phải hoàn thành giải phóng mặt bằng phục vụ thi công 2 dự án đường sắt

OCOP - Cơ hội để các quốc gia châu Á và châu Phi học hỏi kinh nghiệm

Tập trung xử lý ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm các dòng sông ở Hà Nội

Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và dịch bệnh là nền tảng của mọi chính sách phát triển

Đưa Hải Phòng trở thành một cực tăng trưởng năng động, hiện đại, xanh và bền vững

BRICS và các nước phương Nam cần đẩy mạnh hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 8 người thiệt mạng ở TP. HCM

Cư xá ở TP. HCM bốc cháy dữ dội trong đêm, nhiều người thiệt mạng

Dự báo xuất khẩu sầu riêng tươi khả năng phục hồi từ tháng 8/2025

Chuyên gia của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tư vấn kỹ thuật cứu Cây Di sản gãy đổ

Vi phạm về môi trường trong 6 tháng đầu năm giảm mạnh

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt 7,52%

10 nổi bật về kinh tế-xã hội trong 6 tháng đầu năm 2025

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm có thể đạt trên 7,5% đến 7,6%, cao nhất trong gần 20 năm

Ra mắt các nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết 57 về phát triển khoa học công nghệ

Nghị quyết 57 có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Thứ bảy, 12/07/2025

Chuối ngự Hồng Cam ở Lào Cai được cấp chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu

Thứ tư, 28/05/2025 10:05

TMO - Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) vừa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu “Chuối ngự Hồng Cam” cho UBND huyện Bảo Yên (tỉnh Lào Cai). 

Cây chuối ngự đã bén rễ với vùng đất xã Cam Cọn, huyện Bảo Yên khoảng 20 năm nay. Đây là giống chuối “tiến vua” nổi tiếng, có nguồn gốc từ làng Đại Hoàng, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam và được một số hộ dân ở thôn Hồng Cam đưa về trồng.

Với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp sau vài năm diện tích chuối được mở rộng, có lúc toàn xã đạt tới 70 ha riêng thôn Hồng Cam gần 50 ha. Chuối ngự Hồng Cam có vị ngọt, hương thơm đặc trưng, được thị trường ưa chuộng. Sau nhiều năm, diện tích giống chuối này không ngừng được mở rộng trên địa bàn huyện Bảo Yên và đang dần trở thành sản phẩm hàng hóa. Hiện chuối ngự Hồng Cam đã được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP và sản phẩm OCOP. 

Những năm qua HTX chuối ngự Hồng Cam (xã Cam Cọn) nâng cao hiệu quả kinh tế từ cây trồng này. Trong năm 2024, HTX đã vận động nhân dân trồng thêm hơn 8ha mới nâng tổng diện tích chuối ngư của toàn xã lên 30 ha sản xuất hàng hóa với đầu ra, giá cả ổn định.  

“Chuối ngự Hồng Cam" tại huyện Bảo Yên được chứng nhận nhãn hiệu, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất (Ảnh minh họa). 

Để nâng cao giá trị sản xuất, HTX đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất và chế biến đa dạng các sản phẩm từ chuối giúp nâng cao giá trị cho cây chuối. Hiện nay HTX có 02 sản phẩm chứng nhận OCOP là: Sản phẩm quả chuối ngự Hồng Cam đạt 4 sao và  sản phẩm chuối sấy dẻo đạt 3 sao. Hiện nay giá chuối thu mua của HTX tác xã vào khoảng 12-16.00đ/kg, thời điểm  lên đến 18.000đ/kg, mang lại thu nhập cao cho nhân dân đạt từ 6-8 triệu/lao động/tháng và đạt khoảng 250-280 triệu/ha/năm.

Hiện HTX đang nghiên cứu chế biến sản phẩm chuối sấy giòn lắc muối ớt, bột chuối….Thời gian tới, HTX tiếp tục lựa chọn mục tiêu xây dựng các mô hình, dự án liên kết theo chuỗi phù hợp với điều kiện của HTX; nắm bắt nhu cầu thị trường để có chiến lược kinh doanh phù hợp, đưa các sản phẩm đảm bảo an toàn, chất lượng đến tay người tiêu dùng..

Lào Cai là tỉnh có tiềm năng về sản xuất nông nghiệp, địa phương này cũng có  40 sản phẩm nông nghiệp mang địa danh được Bộ Khoa học và Công nghệ, Ủy ban nhân dân tỉnh hỗ trợ xây dựng và đã được bảo hộ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý như: Mận Bắc Hà, rau Bắc Hà, Quýt Mường Khương, chè Ô long Cao Sơn, bưởi Múc Bảo Thắng, cá nước lạnh Sa Pa, vịt bầu Nghĩa Đô, thịt trâu sấy Bảo Yên, cá nước lạnh Bát Xát, vịt cổ nhung xanh Văn Bàn, chỉ dẫn địa lý Thẩm Dương cho sản phẩm gạo nếp huyện Văn Bàn, chỉ dẫn địa lý Mường Khương - Bát Xát cho sản phẩm gạo Séng Cù....

Đến nay, các nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa nông sản của tỉnh được bảo hộ đang duy trì, bước đầu phát triển, được các tổ chức, cá nhân sử dụng vào sản xuất, kinh doanh. Nhãn hiệu được in lên bao bì, tem, nhãn dán lên sản phẩm, in trên phương tiện quảng bá để tuyên truyền sản phẩm tới người tiêu dùng và trở thành hàng hóa được nhiều người biết đến mang sức cạnh tranh lớn trên thị trường trong và ngoài tỉnh, mang lại giá trị kinh tế do chênh lệch giá bán sau khi có nhãn hiệu cho địa phương mỗi năm hàng chục tỷ đồng./.

 

Phương Thoa 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline