Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 29/09/2024 00:09

Tin nóng

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 29/09/2024

Chưa tính toán, dự báo được gió giật cấp 17 trên đất liền và lượng mưa lớn

Thứ bảy, 28/09/2024 19:09

TMO - Công nghệ dự báo, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất chi tiết đến từng thôn, bản hiện nay còn rất khó khăn, hạn chế về mặt khoa học, kể cả các nước tiên tiến (ngay cả khi có được hệ thống quan trắc mưa, quan trắc dịch chuyển đất đủ dày). Nội dung này nằm trong báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong Hội nghị sơ kết đánh giá, rút kinh nghiệm trong phòng chống bão, khắc phục hậu quả bão số 3.

Theo đó, trình bày báo cáo trong Hội nghị nêu trên diễn ra vào sáng 28/9, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy cho biết, bão số 3 (đổ bộ đất liền ngày 7/9/2024) có những đặc điểm bất thường. Đây là cơn bão mạnh nhất trong vòng 30 năm qua trên khu vực Biển Đông, đổ bộ vào Bắc Bộ vào cuối mùa mưa lũ ở khu vực Bắc Bộ, các hồ chứa đã chuyển sang giai đoạn tích nước phục vụ mùa khô. Là cơn bão có cường độ tăng rất nhanh (từ bão tăng lên cấp siêu bão (tăng 8 cấp trong 48 giờ) và duy trì cấp siêu bão trong thời gian dài, khi đổ bộ vào phía Đông của đảo Hải Nam (Trung Quốc) vẫn còn giữ cường độ siêu bão.

Mức độ giảm cấp trên đường đi không theo quy luật thông thường bởi thông thường khi đi qua đảo Hải Nam (Trung Quốc) vào vịnh Bắc Bộ, các cơn bão thường yếu đi nhanh, nhưng với bão số 3 cường độ không giảm nhanh, khi áp sát bờ biển Quảng Ninh - Hải Phòng vẫn giữ cường độ cấp 12-13. Phạm vi ảnh hưởng rộng, thời gian lưu bão trên đất liền kéo dài (12 giờ), thông thường chỉ khoảng 6-8 giờ hoặc tan nhanh. Nguyên nhân là do vùng ảnh hưởng gió mạnh rộng, suy yếu chậm trên đất liền.

Bão và hoàn lưu bão số 3 gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.

Theo Bộ trưởng Duy, công tác dự báo cơ bản, chính xác, kịp thời và tương đồng với các cảnh báo của các cơ quan khí tượng thủy văn trong khu vực và thế giới. Việt Nam tham gia mạng lưới hệ thống cơ quan mạng lưới của khu vực và thế giới bao gồm cả Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc)… Trung tâm có chia sẻ và trao đổi với các chuyên gia quốc tế thì kết quả đều tương đồng.

Tuy nhiên, công tác dự báo chưa tính toán, dự báo được gió giật mạnh cấp 17 trên đất liền (chưa từng xảy ra trong lịch sử) và thời gian tồn lưu bão kéo dài hơn bình thường. Với công nghệ hiện nay chưa dự báo được mưa cường suất lớn trên 200mm/6h, các thông tin tính toán hiện nay chưa xác định được cường độ mưa lớn trong thời đoạn ngắn và khu trú được lượng mưa tập trung trên lưu vực sông Thao, sông Lô. Chưa tính toán, dự báo sớm được lũ lịch sử lên nhanh với cường suất lớn tại một số vị trí trên sông Thao. Chưa cảnh báo được chi tiết đến thôn, bản, điểm lũ quét, sạt lở đất.

Về nguyên nhân, Bộ trưởng Duy cho rằng đặc điểm địa hình địa chất khu vực trung du Miền núi phía Bắc chia cắt mạnh, biến động phức tạp theo không gian. Có nhiều yếu tố bất thường về diễn biến bão số 3 và tính chất mưa, lũ. Công nghệ quan trắc, dự báo thiên tai (bão, mưa, lũ, lũ quét, sạt lở) đã đạt trình độ các nước trong khu vực, tuy nhiên vẫn còn hạn chế để đánh giá, dự báo được các chỉ số cực đoan, bất thường chưa được như mong muốn. Công nghệ dự báo, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất chi tiết đến từng thôn, bản hiện nay còn rất khó khăn, hạn chế về mặt khoa học, kể cả các nước tiên tiến (ngay cả khi có được hệ thống quan trắc mưa, quan trắc dịch chuyển đất đủ dày).

Đánh giá chung công tác cảnh báo, dự báo, thông tin tuyên truyền về mưa lũ, sạt lở đất được cơ quan Khí tượng Thủy văn, Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện nghiêm túc, kịp thời, đúng quy định. Thông tin dự báo, cảnh báo về cơ bản phù hợp với diễn biến thực tế của mưa lũ dù trên thực tế có nhiều điểm bất thường và cũng đồng nhất với dự báo của các cơ quan dự báo quốc tế được cập nhật từng giờ. Tuy nhiên, dự báo chỉ số cực đoan, bất thường và dự báo chi tiết lũ quét sạt lở đất ở từng thôn bản chưa được như mong muốn.

Tại Hội nghị này, Bộ trường Tài nguyên và Môi trường kiến nghị, thường xuyên theo dõi thông tin về dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn và kết hợp với kiến thức, kinh nghiệm của địa phương để có phương án ứng phó, phòng tránh, nhất là các vị trí, địa bàn xung yếu. Chủ động, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai xây dựng bản đồ tỉ lệ lớn về sạt lở đất.

Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương cần đôn đốc các cơ quan chức năng, các chủ hồ chứa thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định của Quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông, thực hiện chế độ quan trắc, thông tin hồ chưa theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước. Rà soát các phương án vận hành hồ chứa với kịch bản mưa lũ cực đoan, đặc biệt là khu vực Miền Trung đang được cảnh báo khả năng xảy mưa lũ dồn dập và mùa lũ kết thúc muộn trong các tháng 10-11/2024 do ảnh hưởng của hiện tượng La Nina. Đồng thời, nghiên cứu, đề xuất phương án sử dụng một phần dung tích phòng lũ trên mức nước dâng bình thường của hồ chứa lớn, quan trọng để nâng cao khả năng cắt giảm lũ cho hạ du khi xảy ra các tình huống khẩn cấp, bất thường theo quy định của Luật Tài nguyên nước.

Bão số 3 gây thiệt hại 81.500 tỷ đồng

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bão số 3 (Yagi) gây thiệt hại kinh tế khoảng 81.500 tỷ đồng, tăng thêm hơn 20.000 tỷ đồng so với thống kê trước đó. Quảng Ninh tổn thất nhiều nhất với 24.800 tỷ đồng; Hải Phòng 12.200 tỷ; Hải Dương 7.400 tỷ; Lào Cai 6.600 tỷ; Yên Bái 5.730 tỷ; Bắc Giang 5.000 tỷ; Hưng Yên 3.600 tỷ đồng... Riêng thiệt hại nông nghiệp hơn 30.800 tỷ đồng, chiếm 38% tổng thiệt hại kinh tế.

Bão số 3 với sức gió thời điểm đổ bộ đất liền mạnh cấp 12-14 và gây mưa lớn sau bão khiến 344 người chết và mất tích, trong đó số chết và mất tích do sạt lở đất, lũ quét 264 người. Riêng tỉnh Lào Cai ghi nhận 132 người chết, 19 người mất tích; Cao Bằng 55 người chết và 2 người mất tích; Yên Bái 54 người chết; Quảng Ninh 29 người chết; Hải Dương 8 người chết; Hòa Bình 7 người chết; Phú Thọ 6 người chết và 4 người mất tích; Thái Nguyên 8 người chết; Tuyên Quang 5 người chết. Bão và hoàn lưu bão số 3 làm 281.900 nhà bị hư hỏng, tốc mái; 112.000 nhà ngập; 284.400 ha lúa và 61.100 ha hoa màu ngập úng, hư hại; hơn 5,6 triệu gia cầm chết. 14 sự cố đường dây 500 kV và nhiều sự cố khác khiến hơn 6 triệu khách hàng bị mất điện, trong đó có hơn 430 khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

 

 

THANH BÌNH

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline