Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 29/03/2024 01:03

Tin nóng

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Giờ Trái đất 2024: Lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện – Thành thói quen”

Hà Nội: 2 bách xanh cổ thụ hơn 300 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đề xuất 3 nhóm nội dung Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Hải Dương: Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bàng cổ thụ trên 100 năm ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 29/03/2024

Chú trọng quy hoạch phát triển hệ thống cây xanh đô thị

Thứ năm, 01/06/2023 08:06

TMO - Xác định vai trò, tầm quan trọng của hệ thống cây xanh đối với các đô thị, tỉnh An Giang hướng đến mục tiêu xây dựng thành phố Long Xuyên trở thành “Thành phố xanh, sinh thái” trong tương lai, với chiến lược phát triển hệ thống cây xanh đô thị phù hợp, có bản sắc riêng, đặc trưng vùng miền và thích ứng với điều kiện tự nhiên...

Tỉnh An Giang định hướng phát huy những không gian xanh lớn, không gian nông nghiệp bên ngoài thành phố bằng cách cải tạo cảnh quan, bố trí các loại hình dịch vụ, đưa các khu vực này thành những không gian có giá trị khai thác và bổ trợ cho thành phố. Trong đó, có thể phát triển các khu vực công viên sinh thái nông nghiệp có thiết kế đường đi xe đạp, đi bộ, dừng chân ngắm cảnh và một vài công trình dịch vụ; các farmstay (trang trại) gắn với du lịch trải nghiệm... đa dạng cảnh quan cây xanh ven sông Hậu bằng sự thay đổi thiết kế không gian, khu vực kè cứng, khu vực trung tâm nhộn nhịp nhà hàng, khách sạn, khu vực cảnh quan tự nhiên với các công trình nhà ven sông,... 

Các hành lang được xác định gồm: hệ thống đường giao thông kết nối hướng Đông Tây và hệ thống kênh rạch nối từ phía Tây thành phố đổ ra sông Hậu (Rạch Cần Xây, rạch Trà Ôn, kênh Rạch Giá – Long Xuyên, rạch Cái Sơn, rạch Tầm Bót, sông Cái Sao, rạch Cái Dung, rạch Cái Sắn Sâu...). Tận dụng mọi không gian xanh trong thành phố, tích hợp nhiều công năng: cảnh quan, vui chơi giải trí, nghỉ ngơi, che bóng... 

Xác định một số loài cây đặc thù của thành phố: trên cơ sở thực trạng tình hình sinh trưởng, phát triển của cây xanh trên địa bàn thành phố và những tiêu chí chọn loại cây trồng được đề xuất, một số loài cây xanh đô thị có thể phù hợp với thành phố Long Xuyên được đánh giá, chấm điểm theo các tiêu chí cây xanh đô thị. Những loài cây đạt điểm cao nhất được lựa chọn trồng rộng rãi trên các tuyến đường và các khu cây xanh tập trung, các công viên, vườn hoa của thành phố, sau khi đã xét đến những đặc điểm của từng cây. Một vài khu vực đặc biệt có thể trồng hoa với màu sắc rực rỡ để tạo điểm nhấn nhưng cũng không quá nhiều để phù hợp hơn với khí hậu nhiệt đới, nắng nóng. 

Trong đó, đối với cây xanh tập trung (các công viên tập trung, các vùng cây xanh lớn trong đô thị): Phát triển hệ cây xanh đa dạng, nhiều tầng tán, dạng vườn thực vật ở những khu cây xanh tập trung, để tạo cảnh quan đa dạng và hệ sinh thái. Đặc biệt chú trọng những cây to, cao, gây ấn tượng như: sao đen, me tây, đan xen với cây hoa bốn mùa.

Đối với công viên vườn hoa, chủ yếu thuộc các dự án quy hoạch chi tiết cần được chú trọng đầu tư để nâng cao chất lượng môi trường sống của người dân. Kiểm soát việc thực hiện các dự án xây dựng đô thị hoặc khu chức năng, không được chuyển đổi mục đích sử dụng đất của các công viên sang mục đích thương mại. Thiết kế công viên hạn chế sử dụng ô cỏ trang trí, ưu tiên trồng cây bóng mát kết hợp với sân trống, khu vực vui chơi, ngồi nghỉ và giao lưu cộng đồng.

Tối ưu hóa các không gian dừng chân, để người dân luyện tập thể thao, trò chuyện, nghỉ ngơi và thư giãn. Không gian công viên thường được chia làm nhiều chủ đề, phù hợp với hoạt động như: không gian tĩnh, động, không gian cho người già, khu vui chơi cho trẻ em, khu dành cho thanh thiếu niên... và cây xanh cũng cần được thiết kế phù hợp với tính chất của mỗi không gian. Phát huy các giải pháp tường đứng, giàn leo,... đối với những đường phố không có vỉa hè rộng, mang tính độc đáo, như một bức tranh bằng cây, hoa tươi đóng góp vào mỹ quan đô thị.

Bảo vệ dải đất xanh ven mặt nước, bao gồm ven sông lớn và các kênh rạch, để tạo những công viên nước dạng dải, có thể đi bằng đường thuỷ và đường bộ, nhất là cho người đi bộ, đi xe đạp, xe máy. Kết nối giữa sông Hậu ở phía đông và hệ thống không gian xanh nông nghiệp phía Tây của thành phố. 

Tỉnh An Giang hướng đến mục tiêu xây dựng thành phố Long Xuyên trở thành “Thành phố xanh, sinh thái” với hệ thống cây xanh phù hợp. 

Đối với cây xanh vỉa hè đường phố: Trong các mục đích phát triển cây xanh đường phố, có các mục đích chính là: che bóng, ra hoa đẹp, có mùi hương, có tác dụng thanh lọc, diệt khuẩn...Trong các loại tiêu chí thì việc che bóng là tiêu chí hàng đầu, vì đặc trưng của vùng đất An Giang nói chung và thành phố Long Xuyên nói riêng là nắng nóng vào ban ngày. Cây bóng mát đường phố chủ yếu phải là cây to, lâu năm, tán dày, đẹp. Màu cây, màu lá càng xanh sẫm càng tạo cảm giác mát.

Cây bóng mát có thể chia thành 02 dạng chính: loại tán cao, xoè rộng như cái ô để che nắng từ trên xuống và loại tán hình dài, từ thấp lên cao có tác dụng che nắng xiên ngang cho các mặt tiền. Nếu có hoa thì phải là những màu hoa từ trắng, vàng rất nhạt, xanh tím... là những màu tạo cảm giác mát. Những loài cây có hoa rực rỡ thường trồng đường phố như: Phượng vĩ, bằng lăng, muồng hoàng yến, chuông vàng... đều tạo cảm giác nóng nực, do đó không nên trồng hàng loạt và trồng trên tuyến quá dài. Nếu những loài này rất thích hợp với điều kiện khí hậu địa phương thì có thể trồng trong các công viên, trong các phố nhỏ, có thể hướng dẫn, khuyến khích người dân tự trồng và chăm sóc.

Về việc lựa chọn trồng một loài hay nhiều loài trên một tuyến phố, nguyên tắc chung như sau: Những đường lớn, nhất là các dải giữa thì nên trồng một loài. Ngược lại những đường nhỏ, ngóc ngách, vỉa hè chỗ hẹp thì nên để người dân tự trồng và chăm sóc, khi đó, có thể mỗi nhà sẽ trồng một loài cây khác nhau. Như vậy, người dân có trách nhiệm với cây đường phố hơn và cũng giảm thiểu được chi phí trồng, chăm sóc cây. Cần có sự tư vấn về kỹ thuật trồng cũng như chọn trong một số loài cây nhất định để không ảnh hưởng đến cảnh quan hoặc an toàn đô thị.

Những loài cây trồng đồng nhất thì chỉ nên tập trung vào 3-5 loài để tạo ra được bản sắc rõ rệt. Còn những đường cho trồng tự do thì càng đa dạng càng tốt. Các tuyến phố ở thành phố Long Xuyên chia làm hai loại chính, loại dọc theo hướng Bắc - Nam và loại ngang theo hướng Đông - Tây. Hai loại này ảnh hưởng chiếu nắng rất khác nhau. Các tuyến ngang Đông – Tây sẽ bị chiếu sáng cả ngày. Vì vậy, mục tiêu là phải che bóng từ trên xuống cho các tuyến đường chứ không cần che cho các mặt tiền nhà.

Vì thế, nhìn chung, cây trồng phải có dạng tán tròn rộng, tốt nhất là trồng ở giữa đường, giải phân cách, nếu không có giải phân cách thì trồng hai bên đường, gần như phải khép tán ở giữa đường. Ở những đoạn đường cong, nơi nhiều đường giáp nhau, hai bên đầu cầu, cần dành khoảng trống, không trồng cây tại đầu mối đường giao nhau, để đảm bảo tầm nhìn cho lái xe và người đi đường nhìn đường dễ dàng, khoảng cách an toàn đó rộng hẹp tùy tình hình từng nơi.

Đối với cây xanh đường phố cũ, nguyên tắc là đa dạng cây xanh và tham gia cộng đồng, hỗ trợ và tư vấn cho người dân tự trồng cây. Đa phần thành phố Long Xuyên là đô thị cũ, vỉa hè không đủ chuẩn hoặc không đồng đều, nhà cửa cũng cao thấp rộng hẹp, phong cách khác nhau nên việc cây xanh đa dạng là hợp lý. Việc người dân tham gia trồng cây sẽ tạo nhiều gắn kết về tình cảm, văn hoá xã hội hơn, vì mỗi người sẽ trồng cây mình thích, mỗi nhà có điểm nhấn khác biệt. Tuy nhiên, do tự phát nên kỹ thuật không đảm bảo, nhiều cây bệnh tật, không phù hợp vẫn cần được rà soát, cải tạo, thay thế.

Tại các trục giao thông chính, đoạn chạy xuyên qua trung tâm thành phố Long Xuyên từ phà Vàm Cống đến cầu Trà Ôn có chiều dài khoảng 15,4km (lòng đường xe chạy rộng 14m – 18m, hè mỗi bên 5m), các đoạn có dải phân cách trồng thêm 1 hàng cây to, cao, thân thẳng. Vỉa hè ưu tiên trồng cây bóng mát có lá quanh năm, tán rộng và tương đối đồng nhất để tạo điểm nhấn. 

Trong bối cảnh đô thị hóa nhanh, quy hoạch và phát triển không gian xanh đô thị là nhu cầu cấp thiết (Ảnh: MT). 

Trong khu vực trung tâm mật độ đông đúc, ưu tiên việc che bóng và đem lại cảm giác thư giãn bằng cách trồng cây xanh đơn thuần, tán rộng và đồng nhất, thỉnh thoảng điểm thêm một vài cây có sắc màu làm điểm nhấn. Duy trì các cây hiện có nếu cây đang sinh trưởng tốt, cải tạo, bổ sung thêm cây và lưu ý kích thước cây cần đạt tương đối về kích cỡ tại vườn ươm để cây trồng vỉa hè nhanh đạt được hiệu quả, tác dụng che bóng, tạo cảnh quan như mong muốn.

Đối với tuyến đường tránh Long Xuyên là tuyến vành đai ngoài dài khoảng 16,8km, chọn cây trồng phải đáp ứng các tiêu chí hợp điều kiện địa lý, dễ trồng và chịu được gió nhằm giảm thiểu tiếng ồn đối với người tham gia giao thông và người dân hai bên đường, đồng thời giảm thiểu được khói bụi. Bên cạnh đó, trồng cây trên dải đường phân cách tạo cảnh quan môi trường và làm cho lái xe khi lưu thông trên cao tốc có cảm giác thư thái, dễ chịu, đồng thời chắn, giảm các luồng ánh sáng bức xạ hai bên đường cao tốc đối với người tham gia giao thông.

Đối với các trục đường đôi: Các trục đường đôi Nguyễn Huệ, Hai Bà Trưng, Nguyễn Tất Thành, Thục Phán, Lạc Long Quân... có lộ giới lớn, tạo cho không gian thành phố thoáng mát, khang trang. Các đường phố khác có chiều rộng mặt đường trung bình 7-15m, hệ thống đường phố đã đáp ứng được nhu cầu giao thông của thành phố. Tùy vào mặt cắt của từng tuyến, mà sẽ áp dụng các phương án trồng cây khác nhau theo bề rộng vỉa hè và bề rộng dải phân cách. Tuy nhiên, khu vực sát vỉa hè và dải phân cách, không trồng các loại cây tán quá to, chiều cao ngang tầm giao thông cơ giới, tránh cản trở giao thông và người tham gia giao thông.

Đối với các tuyến đường ven sông, kênh: Một đô thị có bản sắc riêng, cấu trúc của một đô thị sông nước, thành phố Long Xuyên được bao bọc bởi các mạng kênh rạch, sông Hậu. Do đó cần giữ gìn và khai thác có hiệu quả các tuyến cảnh quan chính này. Để đảm bảo vẻ mỹ quan và tạo sự khác biệt cho đô thị Long Xuyên. Đối với các tuyến đường không có vỉa hè: Tổng chiều dài tuyến đường không có vỉa hè trên địa bàn thành phố khoảng 58,8km, trong đó đường láng nhựa và bê tông xi măng đạt khoảng 46,3km (chiếm tỷ lệ 78,7%), các tuyến đường đất và đường cấp phối có chiều dài khoảng 12,5km (chiếm tỷ lệ 21,2%).

Đối với các trục đường không có vỉa hè, khuyến khích người dân xây dựng công trình có khoảng lùi và trồng cây trong sân nhà, vừa tạo khoảng đệm giữa công trình và đường như hiện tại rất nhiều khu vực trên địa bàn thành phố đã làm được, vừa đóng góp vào hệ thống không gian xanh toàn đô thị.

Cùng với sự phát triển công nghiệp hóa-hiện đại hoá đất nước, quá trình đô thị hoá cũng diễn ra nhanh chóng với nhiều dự án hạ tầng cơ sở cũng như nhà ở đang mọc lên. Trong bối cảnh đô thị hóa nhanh, không gian đô thị ngày càng chật chội thì nhu cầu tận hưởng những không gian xanh của cư dân đô thị đang ngày càng trở nên cấp thiết. Không gian xanh đóng góp một cách tích cực để tạo ra giá trị vật chất, tinh thần và môi trường sống không những cho mỗi cá nhân mà còn cho cộng đồng dân cư trong đô thị.

Theo các kết quả nghiên cứu khoa học, cây xanh, mặt nước trong đô thị có thể làm giảm nhiệt độ không khí từ 3,3-3,9 độ C khi diện tích đất cây xanh đạt 20-50% diện tích đất đô thị. Hiệu quả tổng hợp của bóng mát và bay hơi có thể làm giảm 17-57% năng lượng cần thiết cho hệ thống điều hòa không khí khi tăng 25% diện tích che phủ thảm thực vật. Cây xanh đô thị có thể hấp thụ từ 40-50% cường độ bức xạ mặt trời. Ngoài ra, cây xanh có vai trò quan trọng trong kiến trúc và trang trí cảnh quan chung cư đô thị. Những tính chất của cây xanh như: hình dạng (tán lá, thân cây), màu sắc (lá, hoa, thân cây, trạng mùa của lá…) là những yếu tố trang trí làm tăng giá trị thẩm mỹ của công trình kiến trúc chung cư cũng như cảnh quan chung của khu đô thị.

 

Lan Như

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline