Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 05/10/2024 09:10

Tin nóng

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Thứ bảy, 05/10/2024

Chú trọng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Thứ bảy, 05/10/2024 05:10

TMO - Với nhiều điều kiện thuận lợi, những năm gần đây, huyện Phù Yên (tỉnh Sơn La) đã khuyến khích người dân, hợp tác xã (HTX) sản xuất nông nghiệp gắn với ứng dụng công nghệ cao, giúp gia tăng sản lượng, chất lượng nông sản, đồng thời tiết kiệm chi phí gieo trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh gây hại.

Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật và sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng nông sản hiện đang phát triển ở khắp các địa phương trong tỉnh Sơn La. Nhiều mô hình mới, cách làm hay đang được nhân lên, tạo phong trào rộng khắp. Trong đó, Phù Yên là một trong số những huyện trên địa bàn tỉnh Sơn La tiên phong đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học vào quá trình sản xuất nông nghiệp.  

Thông tin từ UBND tỉnh Sơn La, huyện Phù Yên có khoảng 22.000 ha đất sản xuất nông nghiệp, trồng lúa, ngô và một số loại cây ăn quả, cây chè... Để khuyến khích, hỗ trợ người dân tăng cường sử dụng khoa học công nghệ, UBND huyện xây dựng các chính sách hỗ trợ nông dân, có cơ chế hỗ trợ các HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp tiếp cận với sản xuất hiện đại. Đồng thời chỉ đạo các cơ quan chuyên môn hướng dẫn nông dân sản xuất theo hướng tập trung theo kỹ thuật, quy trình sản xuất nông nghiệp tốt, hữu cơ, VietGAP, GlobalGAP...; ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp, tập trung vào những sản phẩm nông nghiệp thế mạnh của huyện, như: Cam, tỏi, gạo...

Đáng chú ý, huyện Phù Yên đã nhân rộng mô hình trồng lúa hữu cơ trên diện tích 520 ha, đạt 86,8% kế hoạch giai đoạn 2021-2025, trong đó, 130ha được cấp chứng nhận hữu cơ. Lúa được chăm sóc theo hướng hữu cơ, giá bán gạo cao hơn từ 20.000-25.000 đồng/kg, cao hơn 5.000-8.000 đồng so với gạo sản xuất truyền thống. Ngoài ra, nông dân các xã còn sản xuất rau an toàn theo quy trình VietGAP quy mô 5ha; phát triển 12 ha chuối tại xã Huy Tân đã được cấp mã vùng trồng. Bên cạnh đó, tập trung phát triển các mô hình trang trại, chăn nuôi theo hướng hữu cơ và VietGAP, như nuôi cá lồng theo tiêu chuẩn VietGAP tại vùng lòng hồ sông Đà, với khoảng 200 lồng cá, nuôi dúi 4.000 con/năm tại các xã Mường Lang, Gia Phù...

Trồng dưa lưới trong nhà màng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho bà con huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La. (Ảnh minh hoạ). 

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân, thời gian gần đây, huyện Phù Yên đưa vào thử nghiệm trồng cà chua bi, dưa lưới hoàng kim, dưa hấu... ở một số xã, đã cho kết quả đáng ghi nhận, có thể nhân rộng. Cụ thể, một số HTX trên địa bàn huyện Phù Yên đã trồng dưa lưới ứng dụng công nghệ cao mang lại doanh thu ổn định, sản lượng dưa lưới đạt hàng chục tấn mỗi năm, với giá bình quân 45.000 đồng/kg, kết hợp với doanh thu từ rau rau màu. Bình quân mỗi năm, các HTX đạt doanh thu gần 2 tỷ đồng. 

Đối với cây ăn quả, vùng cây ăn quả có múi của huyện tập trung tại các xã Tân Lang, Mường Thải, Mường Cơi... Với tổng diện tích gần 600 ha, phần lớn là cam, bưởi, quýt. Đến nay, 150 ha sản xuất theo quy trình VietGAP, theo hướng hữu cơ; áp dụng tưới nước tiết kiệm bằng hệ thống tưới nhỏ giọt đối với 19 ha cây ăn quả, như: Chuối, mít thái, cam đường canh, cây bưởi da xanh. Ngoài ra huyện còn hỗ trợ các HTX phát triển diện tích nhà màng được 7.319 m2... 

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất đã nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, ngày càng khẳng định thương hiệu nông sản Phù Yên trên thị trường trong và ngoài tỉnh, giúp nông dân trong huyện nâng cao thu nhập, làm giàu trên quê hương. 

Để nhân rộng các mô hình ứng dụng công nghệ cao, nâng cao thu nhập trên 1 ha đất sản xuất cho nông dân, Ban Thường vụ Huyện ủy Phù Yên đã ban hành Đề án số 03-ĐA/HU ngày 28/1/2021 về chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2021 - 2025.

Ngoài ra, tỉnh Sơn La cũng ban hành Nghị quyết, Kế hoạch nhằm phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Tỉnh Sơn La xác định "Thúc đẩy tăng trưởng xanh, xây dựng tỉnh Sơn La phát triển nhanh và bền vững; trở thành Trung tâm phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của vùng Tây Bắc". Do đó, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 21/1/2021 về phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản tập trung, bền vững, ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với mục tiêu xây dựng và hình thành 1 khu, 20 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Diện tích cây trồng áp dụng VietGAP, GlobalGAP và các tiêu chuẩn tương đương là 13.179 ha…

Tăng cường ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp được coi là một trong những giải pháp trọng tâm để huyện Phù Yên nói riêng và toàn tỉnh Sơn La nói chung phát triển nông nghiệp theo chiều sâu trong quá trình hội nhập. Với những kết quả trên đã cho thấy, hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ của tỉnh Sơn La đã tạo được nhiều khâu đột phá, góp phần phát triển kinh tế - xã hội cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

 

Như Quỳnh

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline