Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/05/2024 08:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 19/05/2024

Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai

Thứ ba, 28/11/2023 08:11

TMO - Trước diễn biến thời tiết ngày càng cực đoan, khó dự báo, tỉnh Bạc Liêu đã tích cực triển khai nhiều giải pháp, nhằm hướng đến chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, trong đó nâng cao hiệu quả công tác phòng chống thiên tai trên địa bàn.

Theo nhận định của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh, năm 2023, tình hình thời tiết trên địa bàn tỉnh có những diễn biến phức tạp, thiên tai xảy ra bất thường, cực đoan. Trong các tháng đầu năm, tình hình sạt lở, lốc xoáy, mưa lớn gây ngập úng cục bộ đã xảy ra ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh, làm ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp và cuộc sống của người dân.  Bên cạnh đó, các đợt nắng nóng bất thường ngay giữa mùa mưa và mưa lớn xảy ra trên diện rộng khiến việc sản xuất của người dân gặp nhiều khó khăn.  Đặc biệt, mùa khô 2023 - 2024 tới đây được dự báo là sẽ diễn ra khá khốc liệt do ảnh hưởng bởi tình trạng El Nino.

Để chủ động ứng phó, tỉnh đã chọn tình huống theo những gì đã xảy ra vào đợt El Nino năm 2015 - 2016 để lên phương án. Đồng thời, khuyến cáo đến các địa phương cùng chung tay vào cuộc để sẵn sàng ứng phó với điều kiện thời tiết cực đoan sắp diễn ra, bảo vệ nông sản, ổn định sản xuất cho người dân. Theo thống kê của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai (PCTT) và Tìm kiếm cứu nạn (TKCN) tỉnh, từ đầu năm 2023 đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra 8 trường hợp sạt lở bờ sông, bờ biển với chiều dài bị sạt lở và có nguy cơ sạt lở là 804,5m, gây thiệt hại 119 căn nhà, 2ha đất nuôi trồng thủy sản. Tổng thiệt hại do các vụ sạt lở gây ra là gần 7,3 tỷ đồng. Cũng trong thời gian này, lốc xoáy cũng gây thiệt hại lớn về người và tài sản (1 người chết, 1 người bị thương và 208 căn nhà), ước tổng thiệt hại do lốc xoáy gây ra là hơn 2,5 tỷ đồng. 

Địa phương này triển khai các giải pháp bảo vệ đê sông, đê biển trước tình trạng sạt lở gia tăng. 

Cùng với các địa phương khác tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Bạc Liêu là địa phương bị ảnh hưởng nặng nề từ BĐKH, nhất là xâm nhập mặn và nước biển dâng. Trước thực tế này, tỉnh Bạc Liêu đã triển khai các giải pháp chủ động thích ứng với BĐKH chính là tập trung phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là xây dựng, nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng đô thị, các điểm dân cư tập trung, khu công nghiệp, khu tái định cư ven biển; cũng như phát triển các khu đô thị, đô thị ven biển, trung tâm du lịch biển, du lịch sinh thái, di tích lịch sử - văn hóa.

Trong đó, ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình xanh và phát triển cây xanh đô thị, nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước, phòng chống ngập do mưa lớn, triều cường, nước dâng do bão cùng các đô thị ven biển, đặc biệt là TP. Bạc Liêu. Cùng với đó, tăng cường đầu tư nâng cấp, cải tạo các công trình giao thông tại các khu vực có rủi ro thiên tai cao và dễ bị tổn thương do BĐKH. Phối hợp chặt chẽ với đơn vị các bộ, ngành Trung ương hoàn thành đường bộ cao tốc qua địa phận của tỉnh, hệ thống giao thông kết nối liên huyện, liên vùng. Hoàn thành các công trình hạ tầng trọng yếu ứng phó với BĐKH, nhất là các công trình phòng chống thiên tai, ngăn triều cường, xâm nhập mặn, công trình trữ nước ngọt phục vụ sinh hoạt và sản xuất, chống ngập ở các đô thị, thị trấn.

Đầu tư và tăng cường cơ sở hạ tầng cấp nước và năng lực cung cấp nước sạch cho dân cư khu vực nông thôn, ven biển và những vùng chịu tác động của nước biển dâng, hạn hán, xâm nhập mặn. Phát triển mạng lưới y tế, chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, ưu tiên các đối tượng dễ bị tổn thương. Đầu tư phát triển công nghệ, trang thiết bị trong dự phòng và điều trị các bệnh gia tăng do BĐKH. Xây dựng và nhân rộng các mô hình của ngành Y tế và sức khỏe cộng đồng, nhằm nâng cao khả năng chống chịu của cộng đồng, thích ứng với BĐKH.

Tỉnh cũng sẽ phát triển các mô hình sinh kế bền vững, chú trọng đào tạo, chuyển đổi nghề và hỗ trợ công nghệ, tiếp cận các nguồn vốn cho người dân ở những vùng chịu nhiều rủi ro, dễ bị tổn thương trước tác động của BĐKH. Tăng cường vai trò, năng lực và sự tham gia của phụ nữ, thanh thiếu niên trong hoạt động thích ứng với BĐKH và quản lý rủi ro thiên tai. Đẩy mạnh các phong trào, hoạt động nâng cao nhận thức, kiến thức cho thanh thiếu niên về BĐKH và các giải pháp trong phòng chống thiên tai, thích ứng với BĐKH gắn với các phong trào bảo vệ môi trường, phát triển cây xanh…

Các địa phương trên địa bàn tỉnh triển khai thi công các công trình ứng phó với nguy cơ hạn hán, xâm nhập mặn. Ảnh: KT. 

Đặc biệt, trong công tác phòng chống thiên tai để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra trong mùa mưa bão, UBND tỉnh đã yêu cầu tất cả các ngành, các cấp quán triệt và thực hiện tốt công tác PCTT theo phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và nguyên tắc “phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả”.

Đồng thời, nhằm nâng cao năng lực ứng phó với rủi ro thiên tai, hằng năm, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN đều tổ chức tập huấn nâng cao năng lực và trình độ về công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai cho tất cả cán bộ chính quyền địa phương các cấp trực tiếp làm công tác PCTT. Song song đó, chính quyền các cấp cũng tổ chức tuyên truyền, phổ biến đến các ngành và Nhân dân để nâng cao ý thức, trách nhiệm về hoạt động PCTT, chủ động ứng phó thiên tai, nhất là các loại thiên tai có thể xảy ra trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, các chủ công trình đều xây dựng phương án bảo đảm an toàn cho hệ thống các công trình PCTT, đặc biệt là các cống đầu nguồn, các cụm dân cư, công trình ven sông…

Giải pháp quan trọng cần được triển khai là  củng cố, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống đê sông, đê biển và các công trình thủy lợi, bảo đảm chủ động phòng chống bão và nước dâng theo mức thiết kế và an toàn trước tác động gia tăng do BĐKH. Ưu tiên bảo đảm an toàn cho hệ thống hồ, đập, đê sông, đê biển. Xây dựng, nâng cấp khu neo đậu tàu, thuyền tránh trú bão theo quy hoạch, gắn kết với dịch vụ hậu cần, thông tin nghề cá. Xây dựng, củng cố công trình phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển tại những khu vực sạt lở diễn biến phức tạp, uy hiếp nghiêm trọng công trình đê điều, khu tập trung dân cư và cơ sở hạ tầng quan trọng, nhất là đầu tư xây dựng đê biển Đông và các đoạn đê vùng cửa sông xung yếu. Kết hợp với các giải pháp công trình và phi công trình, đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường và tối ưu hóa nguồn lực phát triển. Tăng cường năng lực phòng chống sạt lở đất, phòng chống bão; phòng chống tác hại của hạn hán, triều cường và xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh.

Để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản người dân trước tác động của BĐKH. Theo đó, Bạc Liêu sẽ quy hoạch, đầu tư, bố trí di dời, sắp xếp lại các khu dân cư ở những vùng thường xuyên chịu tác động của khí hậu cực đoan, thiên tai, nhất là nơi có nguy cơ cao xảy ra nước dâng do bão, xói lở bờ sông, bờ biển hoặc có nguy cơ xảy ra sạt lở, sụt lún đất; những nơi chưa thể di dời được cần được theo dõi, giám sát, cảnh báo để kịp thời sơ tán, giảm thiểu rủi ro.

Tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn cho người dân, đặc biệt là xây dựng nhà an toàn phòng chống thiên tai gắn với xây dựng nông thôn mới; xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng kết hợp với sơ tán, nhằm bảo đảm an toàn cho người dân. Nâng cao năng lực cho các lực lượng tìm kiếm cứu hộ - cứu nạn, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội. Thực hiện và cung cấp bảo hiểm rủi ro thiên tai cho các hoạt động sản xuất - kinh doanh trong một số lĩnh vực có mức độ rủi ro cao như trồng trọt, nuôi trồng thủy, hải sản trên địa bàn tỉnh… 

 

 

Đức Hòa 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline