Hotline: 0941068156

Thứ hai, 25/11/2024 20:11

Tin nóng

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Thứ hai, 25/11/2024

Chủ động rà soát, đảm bảo an toàn hệ thống thủy lợi trong mùa mưa lũ

Thứ sáu, 19/08/2022 05:08

TMO - Trước diễn biến bất thường của tình hình thời tiết, tỉnh An Giang đã chủ động rà soát, đánh giá hiện trạng các công trình đê điều, hồ đập để từ đó có phương án xử lý kịp thời hạn chế thấp nhất những thiệt hại đến đời sống sản xuất, sinh hoạt của người dân.

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang cho biết, hiện trên địa bàn tỉnh có 10.964 công trình thủy lợi. Trong đó, có 3.091 công trình sông, kênh, dài 7.424km; 2.658 công trình đê bao dài 5.788km, 2.901 công trình cống (cống hở 622 cái, cống tròn 2.279 cái); 2.183 trạm bơm. Đối với kè sông, kênh, rạch, có 115 công trình, dài 46.141m (kè sông Tiền, sông Hậu 13 công trình, dài 8.801m; kè kênh, rạch 102 công trình, dài 37.340m).

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có 16 công trình hồ chứa nước, tổng dung tích gần 4,78 triệu m3, trong đó phân cấp hồ đập lớn theo Nghị định 114/2018/NĐ-CP, ngày 4/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập (có đập dâng) là 7 hồ.

Công trình thủy lợi công Trà Sư giữ vai trò quan trọng trong điều tiết nguồn nước tại vùng Tứ giác Long Xuyên. Ảnh: Ngô Chuẩn 

Theo dự báo, đối với khu vực đầu nguồn sông Cửu Long, đỉnh lũ năm 2022 trên sông Hậu tại Châu Đốc và trên sông Tiền tại Tân Châu có khả năng ở mức từ báo động 1 đến BĐ2 (BĐ2 tại Châu Đốc là 3,5m, Tân Châu 4m), thấp hơn đỉnh lũ TBNN từ 0,2-0,4m nhưng cao hơn đỉnh lũ năm 2021. Thời gian xuất hiện đỉnh lũ khoảng giữa tháng 10/2022. 

Đối với khu vực nội đồng Tứ giác Long Xuyên, đỉnh lũ năm có khả năng ở mức từ BĐ1-BĐ2 (BĐ2 tại Xuân Tô 3,5m, Tri Tôn 2,4m), thấp hơn đỉnh lũ TBNN từ 0,1-0,3m. Thời gian xuất hiện trong nửa cuối tháng 10. Đối với vùng hạ lưu sông, mực nước cao nhất trên sông Vàm Nao có khả năng ở mức xấp xỉ và trên BĐ2 (BĐ2 tại Vàm Nao 2,9m); trên sông Hậu tại Long Xuyên ở mức trên BĐ3 từ 0,1-0,25m (BĐ3 tại Long Xuyên 2,5m). Thời gian xuất hiện khoảng giữa tháng 10.

Trước dự báo trên, để chủ động bảo vệ sản xuất, hạn chế thấp nhất những thiệt hại do lũ, bão gây ra đối với các tiểu vùng đê bao trên địa bàn tỉnh An Giang, Sở NN&PTNT An Giang vừa có văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố đề phòng ảnh hưởng của lũ nội đồng đến sản xuất nông nghiệp trên địa bản tỉnh.

Cụ thể, các địa phương thường xuyên theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo lũ, tình hình mưa bão, mực nước lũ ở thượng nguồn do các cơ quan chuyên môn và Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy cấp tỉnh cung cấp. Để kịp thời nắm thông tin thông báo đến cho người dân sản xuất nhằm chủ động có biện pháp ứng phó hiệu quả, đảm bảo sản xuất và sinh hoạt của người dân an toàn trong mùa mưa lũ. 

Cụm công trình thủy lợi tại vùng cao huyện Bảy Núi đảm bảo cân bằng nguồn nước tại vùng nội đồng, đảm bảo sản xuất. Ảnh: LH 

Tăng cường kiểm tra, rà soát các tuyến đê bao, xác định cụ thể từng tiểu vùng các tuyến đê bao xung yếu, có nguy cơ xảy ra sự cố khi có lũ lên. Đồng thời, kiểm tra việc triển khai phương án trên thực tế và chuẩn bị đầy đủ vật tư, nhân lực, phương tiện thiết bị để sẵn sàng xử lý khi có sự cố xảy ra. Tăng cường thăm đồng, kết hợp kiểm tra các tiểu vùng sản xuất có nguy cơ bị ảnh hưởng ngập úng cục bộ một số vùng trũng thấp.

Kịp thời chỉ đạo các tổ chức, cá nhân vận hành các trạm bơm tiêu chống úng bảo vệ sản xuất trong tình hình mưa bão kéo dài. Đôn đốc nhắc nhở các nhà thầu thi công đẩy nhanh tiến độ thực hiện hoàn thành công trình gia cố, nâng cấp đê bao, cống bọng dưới đê, đảm bảo chất lượng. Đặc biệt là các tuyến đê thấp nhằm kịp thời đưa công trình vào chống lũ an toàn.

Đối với các công trình xung yếu, các điểm có khả năng sạt lở, các ngành liên quan đã phối hợp vận động di dời, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân. Đồng thời bố trí vật tư, phương tiện, thiết bị theo phương châm 4 tại chỗ để sẵn sàng ứng phó khi có tình huống thiên tai có thể xảy ra để chủ động phòng tránh kịp thời. 

Sở NN&PTNT An Giang cho biết, đến thời điểm hiện tại, hệ thống đê bao, cống đập trên địa bàn tỉnh An Giang cơ bản đảm bảo an toàn chống lũ so với đỉnh lũ năm 2000, 2011 và 2018 (những năm lũ lớn). Sở sẽ phối hợp các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra hệ thống công trình thủy lợi, đặc biệt quan tâm những nơi xung yếu, đê thấp, những nơi có khả năng sạt lở… để kịp thời xử lý (gia cố, nâng cấp, mở rộng đê), đảm bảo an toàn công trình thủy lợi trước, trong và sau mùa mưa lũ.

Hiện nay, An Giang đang ở cuối vụ thu hoạch lúa hè thu và triển khai xuống giống vụ lúa thu đông 2022. Vụ thu đông 2022 toàn tỉnh An Giang xuống giống khoảng 164.000 ha lúa và 14.183 ha màu đều nằm trong 421 tiểu vùng có đê bao thủy lợi kiểm soát lũ an toàn để giúp người dân yên tâm sản xuất. Việc đảm bảo an toàn các công trình thủy lợi mùa mưa lũ cũng là bảo vệ thắng lợi vụ thu đông, chuẩn bị tốt cho các vụ sản xuất tiếp theo.

Tỉnh An Giang đẩy mạnh các công trình phòng chống thiên tai, đảm bảo vận hành an toàn trong mùa mưa lũ 

Chi cục Thủy lợi An Giang cho biết, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra 28 vụ mưa, giông lốc, làm 2 người chết do bị sét đánh, 4 người bị thương do giông lốc; 326 căn nhà bị sập và tốc mái; 166ha lúa, hoa màu bị đổ ngã. Mưa giông còn làm tốc mái nhà kho, công trình năng lượng mặt trời, nhà màng, đứt dây điện, gãy đổ trụ điện. Cùng với đó, trên địa bàn tỉnh xảy ra 19 điểm sạt lở, sụt lún, răn nứt đất bờ sông, kênh, rạch với chiều dài 893m, ảnh hưởng 13 căn nhà... Ước thiệt hại do thiên tai khoảng 6,55 tỷ đồng.

Ban Chỉ huy Ứng phó Biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Phòng thủ dân sự (gọi tắt là Ban Chỉ huy) tỉnh đã tổ chức hội nghị tổng kết để đánh giá kết quả thực hiện công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2021, triển khai thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm 2022. Qua đó, có nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành nhằm đảm bảo an toàn đê điều, an toàn công trình thủy lợi trong mùa mưa lũ; chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, ứng phó lũ, bão.

Tăng cường thông tin, tuyên truyền kịp thời các bản tin dự báo, cảnh báo về mưa lũ, bão, áp thấp nhiệt đới, biện pháp chủ động ứng phó với lũ lớn, lũ lên nhanh… trên hệ thống truyền thanh cấp huyện, cấp xã, đến tận người dân vùng sâu, vùng xa để chủ động có phương án ứng phó. Đồng thời, yêu cầu các địa phương đảm bảo vận hành an toàn các công trình thủy lợi trong mùa mưa lũ.  

 

 

Lê Đức 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline