Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 04/05/2024 07:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 04/05/2024

Chủ động phương án phòng chống cháy rừng tại Vườn quốc gia Tràm Chim

Thứ hai, 10/04/2023 13:04

TMO - Trước diễn biến thời tiết phức tạp, nắng nóng và hanh khô kéo dài tiềm ẩn nguy cơ cháy rất cao, nhiều khu vực rừng tràm của Vườn quốc gia Tràm Chim (huyện Tam Nông, Đồng Tháp) có nguy cơ cháy cấp cao (từ cấp III trở lên).   

Vườn quốc gia Tràm Chim là khu vực có diện tích lâm nghiệp lớn nhất tại tỉnh Đồng Tháp với hơn 7.310 ha. Trong đó, diện tích rừng trên 2.500 ha (chiếm 34,4%), chủ yếu là cây tràm và các loại thực bì dễ cháy, 2/3 diện tích rừng còn lại chủ yếu là cỏ. Đây là đặc điểm của rừng xen, thoáng nên nguy cơ cháy sẽ dễ xảy và khả năng cháy lan cao so với tán rừng dày đặc.

Theo báo cáo của Ban Quản lý Vườn Quốc gia Tràm Chim, dân số vùng đệm khoảng 60.000 người, hộ nghèo chiếm 29%, đời sống còn nhiều khó khăn nên thường xuyên xâm nhập trái phép vào rừng để đánh bắt thủy sản, lấy mật ong, câu lưới, săn bắt chim, chăn thả gia súc; tình hình tranh chấp đất đai còn diễn biến phức tạp. Ngoài ra, lớp thực bì dày đặc, cành nhánh xác bả thực vật tích tụ nhiều năm nên nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao.

Với diện tích rừng chủ yếu là cây tràm và các loài thực bì dễ cháy, công tác phòng chống cháy rừng được các lực lượng tại VQG Tràm Chim đẩy mạnh triển khai. Ảnh: TTX. 

Hiện nay, nhiều khu vực rừng tràm của Vườn Quốc gia Tràm Chim đang có nguy cơ cháy cấp từ cấp III trở lên (cấp có nguy cơ cháy cao). Để chủ động phòng chống cháy rừng, lực lượng kiểm lâm Vườn quốc gia Tràm Chim thường xuyên tuần tra bảo vệ rừng và làm công tác vận động quần chúng nhân dân không xâm nhập trái phép vào Vườn; đưa các máy chữa cháy chuyên dụng xuống địa bàn trọng yếu có nguy cơ cháy cao để chủ động phòng, chống cháy rừng mùa khô.

Đối với những khu vực mực nước xuống thấp chủ động bơm nước vào và đốt lớp thực bì dày, đốt cỏ chủ động để phòng ngừa cháy rừng; thực hiện phương châm “4 tại chỗ” trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; chủ động kiểm tra toàn bộ máy móc và các thiết bị phòng cháy, chữa cháy rừng trong kho... sẵn sàng ứng phó với các tình huống cháy xảy ra, đảm bảo không để cháy rừng hoặc kéo giảm nguy cơ cháy rừng xuống mức thấp nhất. 

Ngoài ra, tại Vườn quốc gia Tràm Chim các lực lượng đã lắp đặt được camera an ninh ở khu vực trọng yếu để quản lý trực tiếp, kịp thời phát hiện nhanh khi có cháy xảy ra. Bên cạnh đó, triển khai xây dựng dữ liệu về hiện trạng rừng,  xác định vị trí ao hồ lấy nước, kế hoạch nạo vét các kênh, ao cạn, xây dựng bản đồ thảm thực vật rừng và bản đồ phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy rừng thông qua việc ứng dụng các thiết bị khoa học công nghệ.

Các lực lượng chủ động kiểm tra phương tiện, đảm bảo sẵn sàng ứng phó với tình huống cháy rừng. Ảnh: TT. 

Tổ chức các đội phòng chống cháy rừng ở các xã, thị trấn thường xuyên tuần tra, bảo vệ rừng, chủ động kế hoạch bơm nước vào rừng để tăng độ ẩm và dự trữ, điều tiết nước hợp lý ở các phân khu, vệ sinh rừng, cày nhận cỏ làm ranh chủ động để tạo an toàn phòng tránh cháy lan. Hạt Kiểm lâm và UBND các xã, thị trấn quanh Vườn lập kế hoạch, phương án cụ thể theo phương châm 4 tại chỗ, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức cán bộ quản lý và nhân dân về công tác phòng chống cháy rừng. Xây dựng dự báo cấp cháy rừng trên địa bàn huyện, kiểm tra các đường băng trắng và trang bị đầy đủ và sẵn sàng các phương tiện, máy móc chữa cháy chuyên dụng để phục vụ kịp thời công tác phòng chống cháy rừng.

Vườn quốc gia Tràm Chim là một trong những khu bảo tồn đa dang sinh học quan trọng trong hệ thống các khu bảo tồn của Việt Nam, là khu vực tự nhiên lớn nhất còn sót lại của vùng Đồng Tháp Mười, có hệ sinh thái đồng ngập lũ của sông Cửu Long. Do đó, việc triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm chủ động sẵn sàng ứng phó với các tình huống cháy rừng, giảm thiểu tối đa thiệt hại do cháy rừng đối với hệ sinh thái, tài nguyên rừng tại Vườn là một trong những nhiệm vụ quan trọng được UBND tỉnh Đồng Tháp quán triệt các đơn vị có liên quan đẩy mạnh triên khai nhất là trong cao điểm mùa khô. 

 

 

Vũ Hoàng

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline