Hotline: 0941068156

Thứ năm, 19/09/2024 08:09

Tin nóng

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là khoáng sản nằm trong nhóm III

Thứ năm, 19/09/2024

Chủ động phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi sau bão lũ

Thứ sáu, 13/09/2024 08:09

TMO - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các tỉnh, thành phía Bắc thực hiện khẩn trương các biện pháp phòng, chống dịch bệnh đàn vật nuôi sau cơn bão số 3 cũng như ảnh hưởng của hoàn lưu bão.  

Sau bão số 3, mưa lớn gây lũ lụt nghiêm trọng khiến nhiều địa phương phải đối mặt với nguy cơ lây lan bệnh tật trên gia súc, gia cầm. Do đó, Bộ NN&PTNT yêu cầu các địa phương thực hiện tổng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng ngay sau khi lũ rút, nhằm tiêu diệt các mầm bệnh tồn tại trong môi trường. Bước đầu, việc làm sạch các khu vực chăn nuôi, xử lý chất thải và ngăn chặn ô nhiễm môi trường được coi là biện pháp cấp bách, giúp giảm thiểu sự lây lan của các bệnh dịch nguy hiểm như dịch tả lợn châu Phi, cúm gia cầm, lở mồm long móng và viêm da nổi cục ở trâu, bò.  

Ngoài ra, Bộ NN&PTNT đặc biệt nhấn mạnh tới việc nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi bằng cách cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và bổ sung vitamin, khoáng chất cần thiết. Các sở, ngành được chỉ đạo tổ chức rà soát và tiêm phòng vacxin đầy đủ cho gia súc, gia cầm, đặc biệt ở những khu vực từng xảy ra dịch bệnh hoặc có nguy cơ cao. Đây là biện pháp quan trọng nhằm hạn chế nguy cơ bùng phát dịch bệnh sau mưa lũ.

Các địa phương cần tăng cường giám sát, phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh tật trên đàn vật nuôi, xử lý kịp thời khi phát hiện các ca nghi ngờ mắc bệnh. Chủ vật nuôi được khuyến cáo báo ngay cho chính quyền và các cơ quan thú y khi phát hiện vật nuôi ốm yếu, tránh việc giết mổ, mua bán, hoặc vứt xác vật nuôi chết ra môi trường, gây nguy cơ lây lan bệnh tật. Các đơn vị thú y cần phối hợp chặt chẽ để tiến hành điều tra và xử lý ổ dịch theo đúng quy định. 

Bộ NN&PTNT cũng khuyến nghị các tỉnh, thành cần có phương án hỗ trợ khắc phục thiệt hại sau lũ, bao gồm hỗ trợ con giống, thuốc, vắc xin và hóa chất xử lý môi trường. Điều này không chỉ giúp khôi phục sản xuất mà còn góp phần ngăn chặn sự bùng phát dịch bệnh diện rộng. Công tác báo cáo về tình hình khó khăn, vướng mắc, và nhu cầu hỗ trợ từ các địa phương cũng được yêu cầu thực hiện thường xuyên để Bộ NN&PTNT có cơ sở tổng hợp, đề xuất phương án hỗ trợ kịp thời với Chính phủ.

Ngoài ra, cần thành lập các đoàn công tác đến trực tiếp những khu vực bị ảnh hưởng để chỉ đạo, đôn đốc và hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, góp phần nhanh chóng ổn định tình hình sản xuất nông nghiệp. Với các biện pháp đồng bộ và quyết liệt, Bộ NN&PTNT hy vọng sẽ ngăn chặn hiệu quả các nguy cơ dịch bệnh sau mưa lũ, giúp bảo vệ đàn vật nuôi và hỗ trợ ngành chăn nuôi vượt qua giai đoạn khó khăn này. 

Tại Hải Phòng, ngành nông nghiệp khẩn trương triển khai các giải pháp ổn định sản xuất, phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi ảnh hưởng do bão lũ. 

Cơn bão số quét qua Hải Phòng đã gây thiệt hại rất lớn trên địa bàn thành phố. Chỉ tính riêng trong lĩnh vực nông nghiệp, theo thống kê sơ bộ của Sở NN&PTNT, bão đã khiến gần 2.850ha diện tích nuôi trồng thuỷ sản bị thiệt hại; 230 trang trại chăn nuôi bị tốc mái, hỏng hệ thống thông gió, ngập, lụt gây ảnh hưởng và làm gần 213.000 con gia súc, gia cầm chết (đa số là gia cầm). Sở NN&PTNT thành phố đang tập trung hướng dẫn các địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp khắc phục, khôi phục đàn vật nuôi, phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi sau bão. 

Các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện, thu gom xác gia súc, gia cầm chết và tiêu hủy theo quy định; thực hiện tổng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng để tiêu diệt các loại mầm bệnh trong môi trường. Hướng dẫn người dân chôn lấp, tiêu hủy gia súc, gia cầm bị chết do mưa lũ, đồng thời tiếp tục triển khai tiêm phòng định kỳ đến tận các thôn, xóm, hộ chăn nuôi.

Công tác giám sát nhằm phát hiện sớm, kịp thời xử lý trường hợp gia súc, gia cầm mắc bệnh, nghi mắc bệnh nguy hiểm như Dịch tả lợn Châu Phi, Cúm gia cầm, Lở mồm long móng, Viêm da nổi cục ở trâu bò… được các địa phương chú trọng tăng cường. Lực lượng chức năng các quận, huyện đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn chủ vật nuôi báo ngay cho chính quyền địa phương, Trạm Chăn nuôi và Thú y để tiến hành điều tra, xử lý ổ dịch theo đúng quy định. 

Ngành nông nghiệp thành phố không giết mổ, mua bán động vật ốm, chết; không vứt xác động vật chết do mắc bệnh ra ngoài môi trường. Mặt khác, tổ chức rà soát, tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm nuôi theo đúng quy định, nhất là đối với đàn gia súc, gia cầm tại nơi đã từng xảy ra dịch bệnh, nơi có nguy cơ cao, nơi bị lũ lụt.  

Thường xuyên thực hiện vệ sinh khu vực chăn nuôi, dụng cụ chăn nuôi; thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi không để gây ô nhiễm môi trường. Đối với những hộ xảy ra úng ngập, người dân tiến hành di dời đàn vật nuôi lên vị trí cao hơn; khi nước rút đã thực hiện ngay vệ sinh, tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi trước khi đưa vật nuôi trở lại chuồng nuôi; thực hiện tổng vệ sinh, thu gom xác động vật chết để xử lý, sát trùng, tiêu độc vùng chăn nuôi bị lũ, ngập để tổng tẩy uế môi trường, tiêu diệt các loại mầm bệnh.

Ngành nông nghiệp khuyến cáo, các hộ chăn nuôi cần chăm sóc, nuôi dưỡng vật nuôi chu đáo, không được bỏ đói, không cho ăn những loại thức ăn bị mốc, kém chất lượng. Đối với gia súc già yếu hay còn non cần có chế độ chăm sóc đặc biệt như tăng cường các loại thức ăn bổ sung và các loại thức ăn giàu dinh dưỡng khác nhằm đẩy nhanh quá trình hồi phục. Mặt khác, tuyệt đối không chăn thả vật nuôi ở những khu vực bị ô nhiễm; theo dõi, giám sát chặt chẽ đàn vật nuôi. Trường hợp vật nuôi mắc bệnh, nghi mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm báo cáo ngay chính quyền địa phương, Trạm Chăn nuôi và Thú y để có các biện pháp xử lý kịp thời; không giết mổ, mua bán động vật ốm, chết, không vứt xác động vật chết do mắc bệnh ra ngoài môi trường.

Các địa phương tập trung khử trùng chuồng trại sau bão lũ, ngăn chănn nguy cơ phát sinh dịch bệnh. Ảnh: BHD. 

Tại Bắc Ninh thống kê sơ bộ của Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản, bão số 3 gây thiệt hại trong lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản toàn tỉnh là: 7.500 m2 chuồng trại bị tốc mái, 2.700 con ngan vịt và 11 gia súc bị chết, 177 lồng nuôi cá trên sông bị bung phao, chìm gây thiệt hại 426,5 tấn cá và nhiều cầu dẫn bị gãy.

Theo Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh: Sau mưa bão, nguy cơ bùng phát dịch bệnh đối với đàn nuôi là rất cao do chuồng trại ẩm thấp, một số thiết bị, dụng cụ hư hỏng, sức đề kháng của đàn vật nuôi giảm. Vì vậy, các hộ nuôi cần phải tăng cường phòng, chống dịch bệnh bằng các nguồn lực sẵn có. 

Cụ thể, về chuồng trại, các hộ nuôi cần thu dọn, vệ sinh; khử trùng bằng vôi bột, hóa chất khu vực chăn nuôi trước khi đưa vật nuôi trở lại chuồng. Sử dụng thức ăn, nước uống hợp vệ sinh, tăng cường các loại thức ăn bổ sung, giàu dinh dưỡng nhằm tăng sức đề kháng cho vật nuôi sau nhiều ngày chống chịu ảnh hưởng bão. Không chăn thả vật nuôi ở những khu vực bị ô nhiễm; chủ động giám sát để phát hiện sớm, kịp thời xử lý trường hợp vật nuôi mắc bệnh, nghi mắc bệnh nguy hiểm như Dịch tả lợn châu Phi, Cúm gia cầm, Lở mồm long móng, Tai xanh,...

Khi có vật nuôi ốm, chết, các cơ sở phải báo ngay cho chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn điều tra, xử lý ổ dịch theo đúng quy định; không giết mổ, mua bán động vật ốm, chết, không vứt xác động vật chết do mắc bệnh ra ngoài môi trường. Đối với thủy sản, các hộ nuôi cá trong ao đất cần tháo rút, giảm lượng nước trong ao, chạy máy quạt nước, sục khí, cân bằng môi trường nước ao. Khử trùng bằng vôi, bổ sung Vitamin C, men tiêu hóa vào thức ăn. Kiểm tra, gia cố bờ ao bị sạt lở, đề phòng có thể xảy ra các đợt mưa lớn tiếp theo; thu gom, xử lý rác, chất thải và thủy sản chết.

Đối với các ao cá bị thất thoát do mưa bão cần thả bổ sung kịp thời nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế. Các hộ nuôi lồng trên sông cần gia cố, bổ sung lại hệ thống các phao, tấm chắn, hệ thống dây chằng, túi cát góc lồng.. của các lồng nuôi, phòng ngừa gió, nước lũ chảy mạnh tiếp tục làm hư hại lồng nuôi. Sử dụng túi vôi treo tại lồng để khử khuẩn, phòng cá bị nấm, bệnh gây hại. Quan sát các yếu tố môi trường như: độ đục, dòng chảy, oxy hòa tan… và sức khỏe của cá để điều chỉnh lượng thức ăn, chạy máy sục khí khi cần thiết. 

Trước diễn biến còn phức tạp của thời tiết về mưa lũ trong thời gian tới, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh khuyến cáo người dân tiếp tục theo dõi các bản tin dự báo thời tiết, bám sát chỉ đạo của ngành chức năng, chủ động thực hiện biện pháp an toàn cho đàn vật nuôi, giảm thiểu tối đa thiệt hại do thiên tai gây ra.../.

 

 

Thanh Loan 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline