Hotline: 0941068156

Thứ tư, 08/05/2024 01:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Thứ tư, 08/05/2024

Chủ động đáp ứng nguồn vật liệu cho cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu

Thứ hai, 03/07/2023 12:07

TMO - Nhằm đáp ứng đủ nguồn vật liệu cho dự án cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã áp dụng cơ chế đặc thù là chọn phương án mở những điểm mỏ mới. 

Theo tính toán sơ bộ của Ban Quản lý dự án giao thông khu vực cảng Cái Mép-Thị Vải (chủ đầu tư), khối lượng vật liệu phục vụ thi công cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu khoảng 2,9 triệu m3 đất đắp nền, 0,5 triệu m3 cát và 1,1 triệu m3 đá. Để đáp ứng đủ nguồn vật liệu cho công trình, UBND tỉnh đã áp dụng cơ chế đặc thù là chọn phương án mở những điểm mỏ mới. Cụ thể, đối với vật liệu đất đắp cho dự án, UBND tỉnh chọn khu đất khoảng 47,4 ha nằm trên địa bàn xã Xuân Sơn (huyện Châu Đức). 

Tuy nhiên, khu đất này không phải là điểm mỏ, không có trong quy hoạch khoáng sản của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và hiện do địa phương quản lý. Năm 2017, khu đất nằm trên đồi cao được UBND tỉnh quy hoạch đất triển khai dự án nông nghiệp công nghệ cao theo Đề án số 04-ĐA/TU ngày 28/7/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.

Để triển khai thực hiện đề án, phải hạ cao độ tạo mặt bằng, do đó ngày 25/5 vừa qua, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã có văn bản đề nghị Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam sớm dọn dẹp, bàn giao mặt bằng khoảng 47,4 ha đất tại xã Xuân Sơn để tỉnh tổ chức san hạ mặt bằng, tận dụng nguồn đất thi công cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu. Sau đó sẽ thực hiện dự án nông nghiệp công nghệ cao theo đúng quy hoạch.

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu chủ động đáp ứng nguồn vật liệu cho cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu. Ảnh: TG. 

Đối với vật liệu đá cho dự án, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho phép áp dụng cơ chế đặc thù theo Nghị quyết 90/NQ-CP ngày 25/7/2022 của Chính phủ đối với các mỏ đá thuộc TX.Phú Mỹ. Cụ thể, tỉnh sử dụng mỏ đá Lô 3+4 (xã Châu Pha, TX.Phú Mỹ), diện tích hơn 34,7 ha, trữ lượng còn lại khoảng 1,2 triệu m3 đá để có nguồn vật liệu xây dựng thi công công trình.

Ngoài mỏ đá trên, mỏ đá Lô IIB (xã Châu Pha TX.Phú Mỹ) cũng được tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu lựa chọn làm nguồn cung cấp vật liệu cho dự án cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu. Diện tích của mỏ đá này khoảng hơn 7,7 ha, trữ lượng khoảng 800.000 m3. Hiện các mỏ đá trên đã hết hạn khai thác và chưa được cơ quan chức năng cấp lại giấy phép. Đây là 2 mỏ đá nằm chỉ cách cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu khoảng 2km.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, để giải bài toán nguồn vật liệu thi công cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu (dự án thành phần 3), ngành Tài nguyên và Môi trường phối hợp với chủ đầu tư, đơn vị tư vấn rà soát lại các khu vực quy hoạch mỏ trên địa bàn tỉnh. Sau rà soát, đơn vị tư vấn thiết kế đã lấy mẫu thí nghiệm, kết quả cho thấy mỏ đá Lô 3+4 và mỏ đá Lô IIB bảo đảm chất lượng, trữ lượng, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật thi công cao tốc.

Theo đánh giá của ngành chức năng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ước tính giai đoạn tới năm 2030, khối lượng đất, cát san lấp phục vụ các công trình xây dựng trên địa bàn thiếu khoảng 36 triệu m3. Cụ thể, theo quy hoạch tài nguyên khoáng sản tầm nhìn đến năm 2030 của Tỉnh, có 60 khu vực quy hoạch khoáng sản với tổng diện tích hơn 1.704 ha, trữ lượng hơn 305 triệu m3 và 242.000 tấn than bùn.

Tuy nhiên, theo kết quả rà soát quy hoạch đến năm 2020, Bà Rịa - Vũng Tàu đã loại bỏ 18 khu vực quy hoạch khoáng sản, giữ lại 42 khu vực, diện tích hơn 1.243 ha, tổng trữ lượng hơn 211 triệu m3. Trong đó, đá xây dựng có trữ lượng hơn 168 triệu m3; cát xây dựng hơn 6 triệu m3; vật liệu san lấp gần 5 triệu m3… Dự báo tổng nhu cầu vật liệu của Tỉnh đến năm 2030 là hơn 32 triệu m3 đá các loại, gần 7 triệu m3 cát xây dựng, hơn 109 triệu m3 đất đắp nền. Tính riêng Dự án thành phần 3 cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu cần tới 738 nghìn m3 đá các loại và gần 1,5 triệu m3 đất đắp nền.

Trước đó, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã có văn bản gửi Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà xin ý kiến về việc khai thác khối lượng đất đắp phục vụ cho công trình trọng điểm dự án thành phần 3 cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu. Hiện UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã bàn giao mặt bằng các mỏ đá trên cho nhà thầu để thực hiện cấp phép khai thác mỏ vật liệu áp dụng cơ chế đặc thù theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, bảo đảm đúng quy định pháp luật.

 

 

PV 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline