Hotline: 0941068156

Thứ ba, 17/09/2024 02:09

Tin nóng

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là khoáng sản nằm trong nhóm III

Thứ ba, 17/09/2024

Chế tạo máy xử lý rác thải sinh hoạt thành phân bón hữu cơ

Thứ tư, 31/07/2024 15:07

TMO - Với mục đích bảo vệ môi trường đồng thời tạo ra nguồn phân bón hữu cơ an toàn cho các loài cây trồng, kỹ sư Nguyễn Tuấn Anh (51 tuổi, phường Thanh Bình, TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) đã nghiên cứu, chế tạo thành công máy xử lý rác thải sinh hoạt thành phân hữu cơ vi sinh.   

Trong cuộc sống thường ngày, rác thải hữu cơ chiếm tỉ lệ lớn trên tổng số rác thải (60%), nếu như không được xử lý, lượng rác thải này sẽ phân huỷ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người dân. Việc thu gom tái chế rác thải hữu cơ thành phân hữu cơ đang là hướng đi đúng nhằm tạo ra lượng phân hữu cơ vi sinh để bón cho cây trồng, đồng thời giúp giải quyết đáng kể các vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường từ rác thải công, nông nghiệp và rác sinh hoạt.  

Trước thực tế đó, kỹ sư Nguyễn Tuấn Anh (phường Thanh Bình, TP.Biên Hòa) đã nghiên cứu, chế tạo thiết bị xử lý rác thải hữu cơ hiệu quả và thân thiện với môi trường, biến thứ bỏ đi thành nguồn tài nguyên quý giá. Trải qua 5 năm nghiên cứu và thử nghiệm, ông Tuấn Anh đã thành công chế tạo máy biến rác hữu cơ thành phân bón hữu cơ vi sinh.  

Máy có cấu tạo đơn giản, gồm thùng chứa, hệ thống nghiền nát, phun men vi sinh, đảo trộn, tách nước... Rác hữu cơ sau khi được cho vào máy sẽ được nghiền nát, trộn đều với các chế phẩm vi sinh và được tách phần bã riêng và dung dịch nước riêng. Đối với dung dịch nước sẽ cho vào bể hoặc thùng ủ trong 30 ngày để trở thành phân bón dạng nước. Quá trình ủ được diễn ra trong môi trường yếm khí, giúp đẩy nhanh quá trình phân hủy và tạo ra phân bón hữu cơ vi sinh.

Rác thải hữu cơ được nghiền nát, tách bã, nước và đem đi xử lý. (Ảnh: LX). 

Còn phần bã sau khi nghiền nát và trộn men vi sinh sẽ được bỏ vào khay gồm một bên là bã rác, một bên là sinh khối trùn quế. Đây vừa làm thức ăn cho trùn quế, vừa là giải pháp phân hủy rác bằng vi sinh giúp hạn chế mùi hôi và quá trình phân hủy diễn ra được nhanh hơn.

Theo ông Tuấn Anh, máy nghiền rác hữu cơ có khả năng xử lý 30kg rác mỗi giờ, giúp giảm thiểu lượng rác thải ra môi trường và cung cấp nguồn phân bón tự nhiên cho cây trồng. Ưu điểm của máy nghiền rác hữu cơ này là có thể ứng dụng trong các địa điểm khác nhau như hộ gia đình, nhà hàng, khu du lịch, doanh nghiệp, trường học...Được biết, chi phí sản xuất máy nghiền rác chưa đến 60 triệu đồng nhưng lại góp phần giải quyết bài toán rác thải hữu cơ và bảo vệ môi trường hiệu quả.

Rác thải hữu cơ sau khi nghiền nát, tách nước được đem ủ với men vi sinh và làm thức ăn cho trùn quế. (Ảnh: LX). 

Hiện, máy nghiền rác hữu cơ do ông Tuấn Anh sáng chế được ứng dụng hiệu quả tại giáo xứ Biên Hòa (TP Biên Hòa, Đồng Nai) và giáo xứ An Bình (TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương). Phân bón hữu cơ vi sinh do máy tạo ra được đánh giá cao bởi người sử dụng, giúp cây trồng phát triển tốt hơn đồng thời xử lý được lượng rác thải sinh hoạt lớn từ người dân.

Thông tin từ người thực hiện vận hành máy xử lý rác thải sinh hoạt thành phân bón hữu cơ tại giáo xứ Biên Hòa, từ khi sử dụng máy, lượng rác thải hữu cơ trong giáo xứ giảm hẳn. Nhiều tiểu thương ở chợ khi biết đến giáo xứ có máy này còn đem theo rau củ hư hỏng để nhờ xử lý giúp. Phân bón hữu cơ vi sinh do máy tạo ra rất tốt cho cây trồng, giúp cây phát triển xanh tươi hơn.

Trung bình mỗi ngày, nhà thờ Giáo xứ Biên Hòa tự xử lý khoảng 20kg rác hữu cơ các loại. Việc vận hành thiết bị xử lý rác này khá đơn giản, tiện lợi, chỉ cần một góc sân nhỏ để làm khu xử lý rác; đặc biệt, việc ủ phân tại chỗ không gây mùi hôi nên phù hợp thực hiện trong khu dân cư nơi thành thị.

Trước những hiệu quả từ máy biến rác hữu cơ thành phân bón hữu cơ vi sinh, công trình nghiên cứu, sáng tạo của ông Tuấn Anh đã được đánh giá cao bởi các chuyên gia và được trao bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp cho thiết bị xử lý rác từ Cục Sở hữu trí tuệ cấp (Bộ Khoa học và Công nghệ). Bên cạnh đó, ông Tuấn Anh cũng đã đăng ký sáng chế ở tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO). Để máy hoạt động hiệu quả hơn, tác giả đang tiếp tục hoàn thiện máy nghiền rác hữu cơ. Đồng thời mong muốn được hợp tác với nhà đầu tư để sản xuất, phân phối máy này trên diện rộng, góp phần bảo vệ môi trường.

Với những lợi ích thiết thực, máy biến rác hữu cơ thành phân bón hữu cơ vi sinh của kỹ sư cơ khí ở Đồng Nai hứa hẹn sẽ góp phần giải quyết bài toán rác thải hữu cơ và giảm thiểu ô nhiễm môi trường hiệu quả. Đây là một giải pháp thiết thực góp phần bảo vệ môi trường theo đúng định hướng "Net Zero" (mục tiêu giảm lượng phát thải khí nhà kính về 0) mà tỉnh Đồng Nai nói riêng và cả nước nói chung đặt mục tiêu vào năm 2050. 

 

 

Thanh Hường

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline