Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 23/11/2024 21:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thứ bảy, 23/11/2024

Cảnh quan nông thôn đang bị bỏ mặc (Bài 2)

Thứ hai, 03/01/2022 19:01

TMO - Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng kiến trúc nông thôn méo mó, lộn xộn, được giới chuyên gia cho rằng, việc xây dựng ở nông thôn đang thiếu sự kiểm soát chặt chẽ. Về nguyên tắc khi một công trình được xây dựng lên, tồn tại một cách kiên cố thì đều tác động đến môi trường, cảnh quan khu vực kể cả ảnh hưởng đến tâm lý, đời sống của người dân.

Phá vỡ “bức tranh quê”

Theo giới chuyên gia, bắt buộc phải kiểm soát, không thể đơn giản hóa đến mức là dân muốn xây cứ để họ tự xây. Kinh nghiệm các nước khá giống nhau, quản lý chặt kiến trúc ở nông thôn nhưng lại không quá phức tạp, phiền nhiễu. Không ai dám tự dưng xây dựng nhà ở, vì như thế chính quyền sẽ đến kèm theo một “trát” phạt luôn và có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

Chuyên gia đề nghị, “bắt buộc muốn xây dựng phải đăng ký và có người của chính quyền xuống hướng dẫn tận nơi, nhà phải làm thế này, thế kia, đồng ý thì ký vào cam kết. Ai làm sai, vừa bị phạt, vừa cho dừng thi công xây dựng. Công tác quản lý kiến trúc của chúng ta ở địa phương còn hạn chế, cán bộ hiểu biết về ngành xây dựng, kiến trúc rất ít”.

Cảnh quan, kiến trúc nông thôn cần phải được quản lý chặt chẽ.

Ở các khu vực nông thôn, quy định luật pháp về xây dựng chưa áp dụng hoặc không có khả năng thực thi, trong khi đó những thiết chế văn hóa, quy ước cộng đồng lại dần không còn giá trị - điều này tạo ra một khoảng trống cho tình trạng xây dựng tự phát, thiếu quản lý và tính định hướng.

Nhìn ra các nước, ở nông thôn muốn xây nhà bắt buộc phải có bản vẽ, phải được sự đồng ý của chính quyền cơ sở dựa trên mật độ xây dựng, tầng cao, lối kiến trúc còn Việt Nam thì người dân cứ tự ý làm. Họ có thể sao chép một mái vòm kiểu Nhà hát Lớn ở Hà Nội, một cánh cổng kiểu Thổ Nhĩ Kỳ nhìn thấy được ở đâu đó về dựng lên ở làng mà không cần sự phê duyệt của cơ quan quản lý địa phương. Quần cư nông thôn - nơi vẫn chiếm khoảng hơn 70% dân số vẫn đang có những khoảng trống về quản lý như vậy.

Một số nguyên nhân khác cũng được giới chuyên gia chỉ ra, “thực tế là kiến trúc nông thôn và người nông dân đang bị bỏ mặc. Chúng ta chỉ tập trung vào những chỉ số phát triển kinh tế ở nông thôn hoặc theo kiểu “điện - đường - trường - trạm” mà bỏ quên cái cốt lõi của nông thôn là cấu trúc làng, không gian làng. Người dân không được định hướng, hướng dẫn nên xây nhà thế nào để vừa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của cuộc sống hiện đại, vừa bảo đảm giữ được nét kiến trúc truyền thống, không phá vỡ cảnh quan làng xã”.

Nhiều người cho rằng cảnh quan, diện mạo nông thôn đang bị méo mó, lộn xộn, xô lệch có một phần trách nhiệm của giới kiến trúc sư bởi một thời gian khá dài ngoảnh mặt, quay lưng, bỏ quên “thị phần” nông thôn. Phần lớn các ngôi nhà ở nông thôn đều xây kiểu tự phát, sao chép mà không hề được thiết kế một cách bài bản của các kiến trúc sư, dẫn tới mất dần bản sắc, mất đi những giá trị kiến thúc truyền thống. Trong khi đó, có thể thấy kiến trúc nông thôn hiện nay không được hướng dẫn cả về mặt quy hoạch lẫn thẩm mỹ. Không có một cơ quan, một cuốn sách nào hướng dẫn người nông dân xây nhà làm sao để phù hợp điều kiện kinh tế, ít tốn kém mà lại đẹp; chưa có tổ chức, cá nhân nào giới thiệu một mô hình làng đẹp thôn quê. Tìm ra mẫu nhà đẹp phù hợp đã khó, thuyết phục người dân làm theo càng khó hơn.

Có một thực tế rằng, khi cuộc sống đã đổi khác người nông dân rất khó sống trong ngôi nhà xưa. Nhà xưa bằng tre gỗ, lợp ngói thường xuyên mối mọt, dột, nay làm nhà bê tông kiên cố không còn nỗi lo ấy. Nhà xưa tiện nghi không khép kín, nhà tắm ở giếng, vệ sinh phải đi ra góc vườn. Nhưng ngày nay, phải có nhiều phòng riêng biệt, khép kín không thể sống chung gần chuồng lợn, chuồng bò... Ngôi nhà xưa không thể đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt hiện đại bây giờ.

Kinh tế phát triển, thời thế thay đổi, đời sống người dân vùng nông thôn không ngừng nâng cao, cải thiện rõ rệt, đó là thành quả đáng mừng. Nhưng nếu cứ để tự do trong phát triển, tự do trong đổi mới thì e rằng những nét kiến trúc truyền thống thuần Việt sẽ bị “xóa sổ”, mất bản sắc.

 

 

Quốc Dũng

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline