Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 11/05/2025 10:05

Tin nóng

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

Chủ nhật, 11/05/2025

Cảnh báo ô nhiễm ánh sáng

Thứ ba, 21/03/2023 12:03

TMO - Các nhà thiên văn học cảnh báo tình trạng ô nhiễm ánh sáng do số lượng vệ tinh quay quanh Trái Đất gia tăng đang gây ra mối đe dọa chưa từng có trên toàn cầu đối với tự nhiên.

Được tôn vinh là ánh sáng mở đường cho một cuộc cách mạng năng lượng, nhưng giới khoa học mới đây đã chỉ ra chính những chiếc đèn LED lại đang đẩy mạnh tình trạng ô nhiễm ánh sáng toàn cầu, kéo theo những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe con người và động vật.

Nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Science Advances ngày 22/11 phân tích dữ liệu vệ tinh cho thấy những buổi tối trên Trái Đất đang có xu hướng trở nên sáng hơn, với diện tích sử dụng ánh sáng nhân tạo ngoài trời tăng với tốc độ 2,2%/năm trong giai đoạn 2012-2016.

Các chuyên gia nhấn mạnh đây là một vấn đề nghiêm trọng vì ánh sáng vào ban đêm đã được xác định là làm rối loạn đồng hồ sinh học ở người và tăng nguy cơ các bệnh ung thư, tiểu đường cũng như chứng trầm cảm. Ánh sáng vào ban đêm thậm chí có thể giết chết nhiều động vật như đèn thu hút côn trùng hay làm nhiễu loạn khả năng định hướng của chim hay rùa biển.

Một loạt chùm vệ tinh Internet mới cũng đã được lên kế hoạch sớm phóng lên quỹ đạo, "chất" thêm hàng nghìn vệ tinh lên khu vực vốn đã dày đặc vệ tinh, cách Trái Đất chưa đến 2.000km này.

Không dùng đèn LED giúp làm giảm ô nhiễm ánh sáng.

Các nhà thiên văn cũng chỉ ra thực tế mỗi vệ tinh mới xuất hiện trên quỹ đạo thấp của Trái Đất, nguy cơ va chạm với một vật thể khác quay quanh Trái Đất càng gia tăng, dẫn đến nhiều mảnh vỡ hơn.

Điều này có thể tạo ra một phản ứng dây chuyền, theo đó các vụ va chạm liên tiếp xảy ra, tạo thành các mảnh vỡ nhỏ hơn nữa, bổ sung vào đám mây "rác vũ trụ" đang phản chiếu ánh sáng trở lại Trái Đất. Các nhà thiên văn cảnh báo tình trạng ô nhiễm ánh sáng gia tăng đe dọa hoạt động thiên văn.

Trong một nghiên cứu, các nhà thiên văn cho biết lần đầu tiên họ đã xác định được tác động về mặt tài chính và khoa học của tình trạng bầu trời đêm sáng hơn đối với hoạt động của một đài thiên văn lớn.

Cụ thể, qua mô phỏng, các nhà thiên văn xác định đối với đài thiên văn Vera Rubin đang được xây dựng tại Chile, phần tối nhất của bầu trời đêm trong thập niên tới sẽ sáng hơn 7,5% so với hiện nay, đồng nghĩa số lượng sao mà Vera Rubin có thể quan sát được sẽ giảm 7,5%. Điều này khiến quá trình khảo sát của đài thiên văn này phải kéo dài thêm gần 1 năm, gây tốn kém 21,8 triệu USD.

Theo một nghiên cứu năm 2010 công bố trên tạp chí Ecological Economics, những buổi tối quá sáng không chỉ ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên mà còn gây thiệt hại gần 7 tỷ USD hàng năm do "tác động tiêu cực đối với đời sống hoang dã, sức khỏe, ngành thiên văn và lãng phí năng lượng."

Travis Longcore, chuyên gia của Đại học Nam California, cho rằng kết luận của nghiên cứu mới "không có gì bất ngờ" đối với những người đã bỏ nhiều năm theo đuổi vấn đề này. Chuyên gia này cho rằng con số 2,2% mà nghiên cứu đưa ra là "không bền vững."

Các giải pháp được đề xuất bao gồm sử dụng các nguồn sáng cường độ thấp, tắt đèn khi không sử dụng, dùng đèn LED ánh sáng ấm thay vì ánh sáng xanh hay tím để hạn chế tác hại đối với sức khỏe con người và động vật, và quan trọng nhất là thay đổi cách suy nghĩ của người dân về việc quá dựa dẫm vào nguồn sáng nhân tạo vào ban đêm.

Các nhà thiên văn học cảnh báo việc mất đi tính tự nhiên vốn có của bầu trời đêm trên toàn thế giới sẽ trở thành mối đe dọa toàn cầu chưa từng thấy đối với các di sản văn hóa và thiên nhiên, cũng như đe dọa các lợi ích kinh tế trong tương lai.

 

T. Thành

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline