Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 26/04/2024 13:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 26/04/2024

Cần tư duy và đột phá mới trong phát triển vùng Đông Nam Bộ

Thứ bảy, 26/11/2022 12:11

TMO – Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì buổi làm việc với các bộ ngành cùng các địa phương về thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển vùng Đông Nam Bộ.

Sáng 26/11, tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ và xúc tiến đầu tư vùng với sự tham gia của hơn 1.200 đại biểu đại diện các bộ, ngành và 6 tỉnh thành vùng Đông Nam Bộ. Ngoài ra, còn có lãnh đạo hai tỉnh miền Tây Nam Bộ gắn kết với miền Đông là Tiền Giang và Long An, cùng hàng trăm doanh nghiệp, hiệp hội liên quan.

Với chủ đề "Tư duy mới - Đột phá mới - Giá trị mới", Hội nghị được tổ chức theo hình thức "3 trong 1": Triển lãm, quảng bá hình ảnh, vùng đất văn hóa, con người và giới thiệu các nông sản của Vùng; công bố Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị; xúc tiến đầu tư cho vùng Đông Nam Bộ. Đây là căn cứ để các bộ, ngành, địa phương thuộc Vùng xây dựng chương trình, kế hoạch hành động theo chức năng, nhiệm vụ được giao và tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả, phấn đấu đạt được cao nhất các mục tiêu đã đề ra.

Thủ tướng Chính phủ cùng các đại biểu tham quan gian hàng giới thiệu sản phẩm. Ảnh: NB

Phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trở thành động lực chủ yếu cho tăng trưởng kinh tế vùng. Đi đầu trong phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghệ số, các ngành dịch vụ cao cấp, chất lượng cao. Đẩy mạnh hợp tác, liên kết nội vùng, liên vùng, tạo không gian kinh tế thống nhất, khắc phục các điểm nghẽn, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nâng cao khả năng cạnh tranh vùng. Thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đột phá, vượt trội, cạnh tranh quốc tế để xây dựng TP. HCM thành trung tâm tài chính quốc tế. Huy động tối đa nguồn lực cho phát triển vùng, trong đó tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu, quan trọng, trọng điểm, có sức lan toả, nhất là phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc, quốc lộ, các tuyến đường vành đai, cảng hàng không, cảng biển, đường sắt trong vùng và kết nối với các vùng khác.

Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ xác định 19 chỉ tiêu cụ thể về kinh tế-xã hội và môi trường, phấn đấu đến năm 2030 đạt một số chỉ tiêu quan trọng như tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2030 đạt khoảng 8-8,5%. GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 380 triệu đồng/năm. Tỉ trọng khu vực dịch vụ chiếm 41,7% trong GRDP, khu vực công nghiệp và xây dựng 45,3% (riêng công nghiệp chế biến, chế tạo 33%). Tỉ trọng kinh tế số trong GRDP chiếm 30-35%. Tỉ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ đạt khoảng 40-45%.

 

 

Lê Hùng

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline