Hotline: 0941068156
Thứ ba, 21/01/2025 08:01
Thứ ba, 26/04/2022 10:04
TMO – Trong nhiều nghiên cứu gần đây, giới chuyên gia chỉ rõ “thủ phạm” khiến ô nhiễm không khí ngày một gia tăng tại các đô thị lớn, trên các diễn đàn cũng sôi nổi vấn đề này và phần lớn quan điểm cho rằng phương tiện cá nhân (xe máy) là thủ phạm chính, cần hạn chế lưu thông, tiến tới loại bỏ.
Bụi mịn tại TP. Hồ Chí Minh giảm?
Là một trong hai đô thị lớn nhất Việt Nam, hàng chục năm nay đô thị này luôn đối mặt với tình trạng ngập úng, kẹt xe, ô nhiễm cho dù đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm hạn chế vấn đề được xem là những vấn nạn. Tuy nhiên, những cố gắng, nỗ lực vẫn chưa đủ để giải quyết triệt để những vấn nạn này bởi TP. HCM đang trong quá trình xây dựng, phát triển.
Trong một tọa đàm được tổ chức vào 25/4 tại TP. HCM, PGS. TS Tô Thị Hiền cho biết, bụi mịn tại TP. HCM đang có xu hướng giảm. Theo bà Hiền, kết quả khảo sát ba năm gần đây của bộ môn công nghệ môi trường (Đại học Khoa học Tự nhiên), cho thấy nồng độ bụi mịn PM 2.5 ở TP HCM giảm (25.9 μg/m3 năm 2019; 23.1 μg/m3 năm 2020 và chỉ số này năm 2021 là 22 μg/m3). Bà Hiền cho rằng phần của bụi mịn gồm hợp chất vô cơ (kim loại, ion), hữu cơ (hợp chất chứa vòng benzen, clo, thậm chí chất dioxin) và cả các sinh vật (nấm mốc, tảo, virus). Một trong những hợp chất đáng lo ngại được phát hiện trong bụi mịn tại TP. HCM và cả Hà Nội là PAHs (hydrocarbon thơm đa vòng) - mang độc tính cao, phát sinh từ nướng thịt, hút thuốc, chiên dầu để lâu...
Về giải pháp, cũng theo báo cáo kết quả khảo sát, bà Hiền cho rằng ô nhiễm không khí xuất phát chủ yếu từ giao thông, đặc biệt là xe máy. Nên khi mở rộng đô thị thì thời gian người dân ở trên đường nhiều hơn, dẫn đến nguy cơ phơi nhiễm tăng, ảnh hưởng tới sức khoẻ. Các nhà hoạch định chính sách, quy hoạch đô thị cần có tầm nhìn chiến lược để giảm thiểu ô nhiễm tại các đô thị. “Việt Nam cần nhanh chóng kiểm kê phát thải từ xe máy, phương án hạn chế xe máy vào vùng lõi của đô thị để giảm phát thải, thay vào đó, tăng phương tiện công cộng”, bà Hiền nói.
Hệ thống giao thông xuống cấp, dự án xây dựng, cải tạo nâng cấp ì ạch kéo dài…là một trong những thủ phạm “góp phần” rất lớn gây ô nhiễm không khí – cần phải nghiêm cứu, kiến nghị giải pháp giải quyết vấn đề. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng trong các nguyên nhân gây ô nhiễm (đặc biệt là ô nhiễm không khí) trong các đô thị lớn thì phương tiện cá nhân (xe máy) chỉ là một trong những “thủ phạm”, ngoài ra còn rất nhiều nguồn gây ô nhiễm khác liên quan đến quản lý đô thị như: hoạt động xây dựng, vận tải…cũng mang tính cấp bách cần có giải pháp giải quyết vấn đề.
TP. HCM và Hà Nội (2 đô thị lớn nhất Việt Nam) đang nỗ lực cho việc hạn chế phương tiện cá nhân di chuyển vào khu vực nội đô, đây được coi là biện pháp quyết liệt mang tính khoa học cao nhằm giảm vấn nạn ô nhiễm nhưng nhiều ý kiến cho rằng đó chỉ là bề nổi của tảng băng chìm trong khi cốt lõi lại là bài toán quy hoạch đô thị mang tính tổng thể, có tầm nhìn dài hạn, bền vững trong đó cần lưu ý đến mật độ dân cư, tỷ lệ phủ bê tông, mảng xanh, hệ thống giao thông... Người dân cho rằng cần xây dựng hệ thống giao thông công cộng đáp ứng đủ nhu cầu hoạt động xã hội trước khi thực hiện hạn chế, cấm phương tiện. “Phương tiện cá nhân là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí”, đây là điều ai cũng biết.
Lê Hùng
Bình luận