Hotline: 0941068156
Chủ nhật, 19/01/2025 11:01
Thứ ba, 26/07/2022 21:07
TMO - Nắng nóng khắc nghiệt không chỉ gây cháy rừng mà còn đang khiến các sông băng của dãy Alps (châu Âu) đang trên đà tan chảy và biến mất với tốc độ nhanh nhất trong vòng 60 năm qua.
Alps là một trong những dãy núi lớn nhất, dài nhất châu Âu, trải dài qua 8 quốc gia (từ tây sang đông), lần lượt là: Pháp, Thụy Sĩ, Ý, Monaco, Liechtenstein, Áo, Đức và Slovenia.
Những ngọn núi ở dãy Alps không còn được phủ một màu trắng tinh của lớp băng dày như trước đây mà các lớp đất đá màu đen ở bên dưới bắt đầu hiện lên sau khi nhữngcon sông băng tan chảy với tốc độ đáng kinh ngạc, như sông băng Morteratsch dài 15 km ở Thuỵ Sĩ.
Theo hãng tin AFP đường biên giới giữa hai nước Thụy Sĩ và Italy đã bị dịch chuyển sau khi một khối băng tan chảy. Từ năm 1973 đến năm 2010, sông băng Theodul (trên dãy Alps) đã mất gần 1/4 diện tích. Băng tan đã khiến lớp đá bên dưới lộ ra, thay đổi đường phân chia thoát nước và buộc hai quốc gia phải vẽ lại 100 m đường biên giới.
Các sông băng đã hứng chịu tác động tiêu cực của nắng nóng khắc nghiệt trong thời gian quan Ảnh: AP
Trước đó, vào ngày 5/7 trận lở băng xảy ra trên sườn núi Marmolada, đỉnh núi cao nhất trong dãy núi Dolomites, một phần của dãy Alps với độ cao hơn 3.300 mét của Italy, gần làng Punta Rocca, trên tuyến đường leo núi thông thường. Thảm họa này xảy ra một ngày sau khi cơ quan khí tượng ghi nhận mốc nhiệt cao kỷ lục 10 độ C tại đỉnh núi băng trên.
Theo các chuyên gia về sông băng, nhiệt độ ấm áp gần đây đã tạo ra một lượng lớn nước từ băng tan chảy tích tụ dưới đáy khối băng, khiến nó sụp đổ. Nhiều ý kiến cũng cho rằng nguyên nhân gây ra vụ lở băng là do thời tiết ấm bất thường, liên quan đến sự nóng lên của Trái Đất, với lượng mưa giảm 40-50% trong mùa Đông khô hạn.
Hầu hết các sông băng trên núi trên thế giới, tàn tích của kỷ băng hà cuối cùng, đang tan chảy do biến đổi khí hậu. Những con sông ở dãy Alps ở châu Âu đặc biệt dễ tan chảy hơn vì chúng hẹp hơn với lớp băng phủ tương đối mỏng. Trong khi đó, nhiệt độ ở dãy Alps đang ấm lên vào khoảng 0,3°C mỗi thập kỷ, nhanh gấp 2 lần so với mức trung bình toàn cầu.
Theo các chuyên gia, nếu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính tiếp tục tăng, các sông băng trên dãy Alps dự kiến sẽ mất hơn 80% khối lượng hiện tại của chúng vào năm 2100. Báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) của Liên hợp quốc hồi tháng 3, băng và tuyết tan là một trong 10 mối đe dọa lớn gây ra bởi sự ấm lên của Trái Đất, phá vỡ hệ sinh thái và cơ sở hạ tầng.
Mai Trang
Bình luận