Hotline: 0941068156

Thứ hai, 25/11/2024 19:11

Tin nóng

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Thứ hai, 25/11/2024

Cà Mau chủ động ứng phó với thiên tai, hạn chế thấp nhất thiệt hại

Thứ bảy, 27/08/2022 05:08

TMO - Là tỉnh có ba mặt giáp biển, Cà Mau được đánh giá là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề từ thiên tai. Vì vậy, việc chủ động sẵn sàng các phương án ứng phó với thiên tai góp phần giúp địa phương này hạn chế thấp nhất thiệt hại trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Cà Mau, trong năm 2021 và những tháng đầu năm 2022, thiên tai, dông lốc và sạt lở… gây thiệt hại và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống dân sinh của nhân dân tỉnh Cà Mau.

Trong đó, thiệt hại do thiên tai gây ra trong năm 2021 đã làm 4 người chết, 5 người bị thương, 4 thuyền viên mất tích trên biển; 17 phương tiện bị chìm; thiệt hại và ảnh hưởng hơn 7.500 ha diện tích cây trồng; hơn 900 ha diện tích nuôi trồng thủy sản bị ngập tràn, thiệt hại; 153 vị trí ven sông bị sạt lở với chiều dài hơn 3.000m; 3 vị trí bờ biển bị sạt lở với chiều dài 1.900m; 9 công trình dân sinh và 277 căn nhà bị thiệt hại, hư hỏng... Tổng thiệt hại về tài sản hơn 16 tỷ đồng.

Thiên tai gây ra thiệt hại nặng nề trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Hiếu Nghĩa 

Trong những tháng đầu năm 2022, có 1 người chết, 1 người bị thương, 8 phương tiện khai thác thủy sản bị chìm; 1.559 căn nhà bị thiệt hại, hư hỏng; 43 công trình do nhà nước đầu tư bị sập, ngã đổ; thiệt hại, ảnh hưởng gần 2.200ha sản xuất nông nghiệp; 97 vị trí ven sông bị sạt lở với tổng chiều dài 2.215m; 5 vị trí bờ biển bị sạt lở với tổng chiều dài 2.690m… Tổng thiệt hại về tài sản khoảng 33 tỷ đồng.

Các hiện tượng thời tiết bất thường trên biển còn gây ra tình trạng sạt lở nghiêm trọng dọc các tuyến biển từ Đông sang Tây. Tác động của đợt áp thấp nhiệt đới trong tháng 7 vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh đã công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai đối với tình trạng sạt lở đê biển Tây đoạn từ bờ Nam cống Kênh Mới đến bờ Bắc cống Đá Bạc, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời và vàm Tiểu Dừa, xã Khánh Tiến, huyện U Minh.

Các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh triển khai gia cố, khắc phục hậu quả tạm thời trên tuyến đê biển sạt lở  

Đặc biệt thời gian gần đây khu vực này tình hình sạt lở diễn biến vô cùng nghiêm trọng; gây nguy cơ vỡ đê rất cao, đe doạ tính mạng, tài sản của người dân và ảnh hưởng rất lớn đến cơ sở hạ tầng, sản xuất khu vực phía trong đê.

Là tỉnh có chiều dài bờ biển dài nhất trong cả nước, Cà Mau được đánh giá là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề khi có thiên tai xảy ra. Do đó, tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai cho cả giai đoạn 2021 - 2025 theo phương châm “4 tại chỗ” và “3 sẵn sàng”.

Mới đây, Đoàn công tác của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai do Đại tá Trần Ngọc Hữu, Phó Tham mưu trưởng Bộ đội Biên phòng làm trưởng đoàn, đã làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Tại buổi làm việc, Đoàn  kiểm tra xem xét, đề xuất Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, các bộ, ngành Trung ương xem xét lại việc nâng cấp đê biển Tây Cà Mau từ đê cấp IV lên đê cấp III để phù hợp thực tế địa phương; giúp Cà Mau cơ chế đặc thù trong xã hội hoá nguồn lực phòng, chống thiên tai, đặc biệt là xây kè ứng phó sạt lở ven biển; rà soát và điều chỉnh lại tiêu chuẩn thiết kế nhằm cứng hoá mặt đê biển Tây cho phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.

Tỉnh cũng đề xuất hỗ trợ 413 tỷ đồng kinh phí đầu tư xây dựng các công trình bảo vệ an toàn tuyến đê biển Tây; tăng cường hỗ trợ vật tư, trang thiết bị phòng, chống thiên tai, đặc biệt là cho lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã…

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã xây dựng các phương án ứng phó với bão, áp thấp nhiệt đới và gió mạnh trên biển theo cấp độ rủi ro thiên tai; bao gồm phương án ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn; phương án ứng phó sạt lở, sụp lún và phương án về lốc xoáy, sét; phương án ứng phó với bão mạnh và siêu bão.

Để chủ động ứng phó với thiên tai, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh yêu cầu các đơn vị, địa phương thực hiện tốt công tác chuẩn bị, sẵn sàng ứng phó mọi tình huống, đặc biệt không được lơ là, chủ quan; rà soát các kế hoạch, phương án ứng phó với các loại thiên tai; đề phòng các cơn bão mạnh, có hướng di chuyển phức tạp trên khu vực biển Đông, đặc biệt là các hiện tượng thời tiết nguy hiểm kéo theo như dông, sét, lốc, mưa lớn…

Các ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ các công trình phòng, chống thiên tai, sớm hoàn thành và đưa vào sử dụng; chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dông, lốc xoáy và gió giật mạnh, tránh để xảy ra thiệt hại đối với các công trình ven biển, trên đảo (lưu ý các công trình điện năng lượng tái tạo, các công trình khẩn cấp ven biển).

UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương sẵn sàng các phương án ứng phó, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của người dân khi có thiên tai 

Bên cạnh đó, khẩn trương kiểm tra, đánh giá hiện trạng các công trình phòng, chống thiên tai hiện có, đặc biệt là hệ thống đê điều, công trình phòng, chống sạt lở, các trạm bơm, cống ngăn triều...; tổ chức tuần tra, xác định các trọng điểm xung yếu, phát hiện kịp thời các sự cố và bố trí nguồn lực để xử lý đảm bảo an toàn.

Ngành chức năng phối hợp với các địa phương triển khai các giải pháp nhằm để đảm bảo sản xuất, chủ động vận hành hợp lý các trạm bơm, hệ thống cống trên đê biển Tây, đê Sông Đốc, đê sông Cái Tàu để chống ngập úng, điều tiết nước phục vụ sản xuất; kiểm tra, rà soát hiện trạng các khu neo đậu, chủ động sửa chữa các hư hỏng; tiến hành nạo vét luồng lạch và cung cấp thông tin liên quan để tàu thuyền ra vào tránh trú an toàn khi có bão, áp thấp nhiệt đới.

Đồng thời, nhanh chóng rà soát, hướng dẫn lịch mùa vụ, tổ chức kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc việc triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho các khu nuôi trồng thủy, hải sản trên sông, trên biển, khu vực hải đảo.

 

 

Nguyễn Hợp 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline