Hotline: 0941068156

Thứ hai, 20/01/2025 23:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ hai, 20/01/2025

Bổ sung quy định về chính sách đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Thứ hai, 10/07/2023 07:07

TMO - Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã đề cập vấn đề đất đai với đồng bào dân tộc thiểu số tại Điều 17 và hơn 20 điều khác, qua đó có thể tháo gỡ được nhiều vướng mắc trong việc thực hiện chính sách này với đồng bào dân tộc thiểu số.

Đất ở, đất sản xuất có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cuộc sống của đồng bào dân tộc. Do đó, việc sửa đổi Luật Đất đai lần này phải góp phần bảo đảm để các hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là các hộ khó khăn có đất sản xuất, đất ở như mục tiêu Nghị quyết số 18-NQ/TW Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao, đã đề ra

Tuy nhiên, qua nghiên cứu dự thảo Luật, đối chiếu với Nghị quyết 18, Hiến pháp 2013 và yêu cầu thực tiễn, đại biểu cho rằng, dự thảo Luật vẫn còn một số vấn đề lớn. Cụ thể, quy định của dự thảo Luật chưa toàn diện, chưa thể chế hóa đầy đủ nội dung Nghị quyết 18. Về đối tượng, Nghị quyết 18 đề ra mục tiêu giải quyết cơ bản tồn tại, vướng mắc liên quan đến đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số nói chung. Tuy nhiên, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) chỉ tập trung giải quyết cho đồng bào dân tộc thiểu số thuộc địa bàn điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, như vậy là hẹp hơn so với Nghị quyết 18.

Việc sửa đổi Luật Đất đai 2013 là một cơ hội để giải quyết một số vướng mắc cơ bản liên quan đến giao đất, giao rừng, đất tín ngưỡng, tiếp cận thông tin và trợ giúp pháp lý đất đai nhằm tăng cường tiếp cận và hưởng dụng đất đai của đồng bào dân tộc thiểu số, ổn định cuộc sống của người dân, đồng thời góp phần bảo vệ và phát triển rừng một cách hiệu quả.

Qua nghiên cứu dự thảo Luật cho thấy các quy định đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có: 4 điều khoản quy định riêng cho đồng bào DTTS (Điều 17, Điều 52; khoản 2 Điều 174; điểm a, khoản 3 Điều 175); 4 điều khoản quy định cho một số đối tượng ưu tiên, trong đó có DTTS (khoản 1 Điều 40; điểm d, khoản 2 Điều 125; khoản 1 Điều 137; khoản 1 Điều 152). Trong đó: Các chính sách đã được quy định cụ thể là: Giao đất ở; Giao đất sản xuất; Được ưu tiên hơn so với đối tượng khác khi thực hiện giao đất, cho thuê đất; Được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất sau 10 năm, kể từ khi được giao đất theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

Điều 17 trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định về trách nhiệm của Nhà nước về đất đai đối với đồng bào DTTS quy định có chính sách bảo đảm đất ở, đất sinh hoạt cộng đồng cho đồng bào DTTS phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa và điều kiện thực tế của từng vùng. Đồng thời, có chính sách tạo điều kiện cho đồng bào DTTS có đất để sản xuất, kinh doanh, đảm bảo sinh kế thông qua các hình thức: Giao đất lần đầu không thu tiền sử dụng đất trong hạn mức đối với những đồng bào DTTS chưa được giao đất để sản xuất, kinh doanh; thực hiện chính sách miễn tiền thuê đất đối với những trường hợp đã được Nhà nước giao đất sản xuất nhưng thiếu đất sản xuất so với hạn mức.

Nhiều ý kiến đề nghị cần bổ sung quy định về hộ gia đình, cá nhân người đồng bào dân tộc thiểu số được miễn, giảm tiền sử dụng đất đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở. Ngoài ra, cần có quy định về hạn mức giao đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nhằm khuyến khích các hộ dân là người dân tộc thiểu số ổn định đời sống, sản xuất. Cần có điều luật về quản lý, bảo vệ rừng, hạn chế được tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép do thiếu đất sản xuất.

Luật Đất đai (sửa đổi) cần có quy định để tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc tạo quỹ đất để giao cho đồng bào dân tộc thiểu số còn thiếu đất ở, đất sản xuất, như: Bổ sung "dự án tạo quỹ đất để bố trí đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất" vào danh mục các dự án được thu hồi đất vì mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; có quy định cụ thể về nguyên tắc, quy trình phù hợp để giao/cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số trong các trường hợp mà hồ sơ pháp lý chưa đầy đủ, hoặc các trường hợp có chồng lấn, tranh chấp.

Bên cạnh đó, Luật Đất đai (sửa đổi) cần có quy định rõ ràng, cụ thể hơn nhằm giải quyết dứt điểm việc chậm trễ tiến độ giao đất, giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số như: Rà soát và bổ sung các điều khoản quy định liên quan đến thông tin đất đai và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để đảm bảo hệ thống thông tin phản ánh đúng hiện trạng sử dụng đất; rà soát và bổ sung các điều khoản liên quan đến giao đất cho đồng bào dân tộc thiểu số nhằm bảo đảm sự nhất quán giữa Luật Đất đai với Luật Lâm nghiệp và các quy định của luật khác...

Luật Đất đai (sửa đổi) cần bổ sung những quy định về chính sách đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số (Ảnh minh họa).

Góp ý hoàn thiện cho Luật Đất đai (sửa đổi), nhiều đại biểu cho rằng vấn đề hồ sơ pháp lý về đất đai với đồng bào DTTS là rất quan trọng do hầu hết chưa được đầy đủ do chưa nhận thức hết quyền lợi, trách nghiệm và không có tiền để chi trả các khoản phí, lệ phí. Điều này gây bất lợi và thiệt hại cho người dân khi bị thu hồi đất, bị lấn chiếm, chiếm dụng mua bán vì thiếu cơ sở pháp lý. Do vậy,  ban soạn thảo cần bổ sung mục quy định trong chính sách của Nhà nước bảo đảm ngân sách hỗ trợ miễn giảm tiền đo đạc, phí, lệ phí để hoàn thành hồ sơ pháp lý về đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số; bổ sung tiêu chỉ tiêu đất trong quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh để giải quyết đất ở, đất sản xuất kinh doanh cho đồng bào dân tộc thiểu số và tương tự về quy hoạch đất cấp huyện để bảo đảm thống nhất.

Chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số phải là chính sách tổng thể, toàn diện. Do đó, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cần quy định cụ thể về trách nhiệm của Nhà nước về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số, những ưu đãi, hỗ trợ cụ thể cho đồng bào, nghĩa vụ, trách nhiệm của đồng bào đối với Nhà nước đối với đất đai được giao.

Báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2011-2030 cho thấy, đến năm 2019, cả nước có khoảng 514 nghìn hộ dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất hoặc đất ở và nhà ở. Nhiều địa phương cho rằng nguồn lực, quỹ đất rất khó khăn và mức hỗ trợ thấp. Trên thực tế, diện tích đất chưa sử dụng của cả nước có 1,2 triệu ha, trong đó, đất đồi núi chưa sử dụng còn 908,56 nghìn ha.  

Giai đoạn 2017-2020, về hỗ trợ đất ở có 46 tỉnh đã hỗ trợ được 9.523 hộ, diện tích 72 ha; về hỗ trợ trực tiếp đất sản xuất có 46 tỉnh đã hỗ trợ được 3.900 hộ, diện tích 1.283 ha; về hỗ trợ chuyển đổi nghề (đối với những hộ thiếu đất sản xuất) có 46 tỉnh đã hỗ trợ cho 21.233 hộ, với nguồn vốn đầu tư là 53.324 triệu đồng, vốn vay là 535.559 triệu đồng.

Từ năm 2021 đến nay, chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề và các nội dung ổn định dân cư có liên quan đến đất đai đối với đồng bào DTTS được thực hiện theo Quyết định 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025. Các nội dung hỗ trợ cụ thể đang được Ủy ban Dân tộc phối hợp với các bộ, ngành, địa phương khẩn trương triển khai, thực hiện.

Thực tế tại nhiều địa phương cũng cho thấy tình trạng thiếu đất sản xuất đối với đồng bào dân tộc thiểu số còn diễn ra trong khi việc bố trí đất ở, đất sản xuất cho đồng bào di cư tự phát, mua-bán đất chưa được giải quyết thấu đáo. Theo ý kiến của các nhà khoa học, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ góp phần tạo điều kiện thực hiện hiệu quả chính sách đất đai, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

 

 

 

Hải Minh 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline