Hotline: 0941068156

Thứ ba, 22/10/2024 17:10

Tin nóng

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thường trực Ban Bí thư Lương Cường giữ chức Chủ tịch nước

Hải Hà (Quảng Ninh): 2 đa cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Diện tích rừng bị thiệt hại trong 9 tháng của năm 2024 giảm 9,3%

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 22/10/2024

Bổ sung cơ chế khuyến khích đầu tư điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu

Thứ ba, 22/10/2024 14:10

TMO - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Công Thương nghiên cứu, bổ sung cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.

Ngày 21/10, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp rà soát, hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu trước khi trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành. Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Nghị định phải rõ đối tượng, phạm vi điều chỉnh, bảo đảm cơ sở khoa học để khi ban hành có thể thực hiện công khai, minh bạch, không tạo cơ chế xin - cho, rõ trách nhiệm của các đối tượng liên quan, khuyến khích được doanh nghiệp, người dân đầu tư lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.

Khái niệm điện mặt trời tự sản, tự tiêu không chỉ giới hạn của tổ chức, cá nhân tự lắp đặt để sử dụng mà còn có thể thuê, giao tổ chức, cá nhân khác lắp đặt, “nếu không mở rộng thì người dân, doanh nghiệp rất khó áp dụng”. Phó Thủ tướng cho rằng quy định về quy chuẩn, tiêu chuẩn về trang thiết bị, công trình lắp đặt điện mặt trời mái nhà cần chỉ rõ tuân theo tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam nào thay vì liệt kê tiêu chí định tính.

Dự thảo Nghị định nêu rõ, điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu không đấu nối lên lưới điện quốc gia được ưu tiên phát triển không giới hạn công suất. Tuy nhiên, đối với trường hợp có đấu nối trên điện lưới quốc gia, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị cơ quan soạn thảo chỉnh lý rõ ràng, dễ hiểu về nguyên tắc phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu theo 3 mức công suất dưới 100 kWh, từ 100 kWh đến dưới 1.000 kWh và trên 1.000 kWh.

Cụ thể, với mức công suất lắp đặt dưới 100 kWh thì tổ chức, cá nhân được phát triển không giới hạn, không phải xin phép mà chỉ cần bảo đảm an toàn thiết bị, phòng chống cháy nổ, an toàn công trình. Mức công suất lắp đặt từ 100 kWh đến 1.000 kWh thì thực hiện theo phương thức hậu kiểm, và EVN chịu trách nhiệm triển khai các giải pháp kỹ thuật kiểm soát sản lượng điện dư phát lên lưới bảo đảm an toàn hệ thống. Mức công suất từ 1.000 kWh trở lên thì thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động điện lực.

(Ảnh minh họa). 

Về thỏa thuận mua bán điện dư từ điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu, Phó Thủ tướng yêu cầu quy định rõ nội dung thỏa thuận, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân là bên bán, trách nhiệm của bên mua là EVN và thời gian xử lý. Tổ chức, cá nhân đầu tư điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu không dùng hết sẽ được bán lên lưới không quá 20% công suất lắp đặt.

Đáng chú ý, Phó Thủ tướng lưu ý, những trường hợp thực hiện mua bán điện mái nhà tự sản, tự tiêu giữa các tổ chức, cá nhân thì tuân thủ theo Nghị định quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và khách hàng sử dụng điện lớn (cơ chế DPPA).

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương nghiên cứu, bổ sung cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu, kèm theo thiết bị lưu trữ điện năng và có thể được bán điện từ thiết bị lưu trữ lên điện lưới quốc gia không giới hạn ở mức 20%. Bộ Công Thương rà soát quy hoạch điện lực trên phạm vi cả nước, từng vùng, khu vực làm cơ sở công bố cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện đầu tư điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu; bám sát tình hình phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu, đề xuất cấp có thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch liên quan khi cần thiết.

Trước đó, Bộ Công Thương đã hoàn thiện dự thảo nghị định về điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu sau chỉ đạo của Thường trực Chính phủ với nhiều điểm mới. Theo đó, trên cơ sở tiếp thu, Bộ đã bổ sung phạm vi điều chỉnh của dự thảo điện mặt trời mái nhà. Trong đó, ngoài các công trình xây dựng như nhà ở, cơ sở công sở, sẽ mở rộng thêm cả các đối tượng mới. Bao gồm khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ sở sản xuất kinh doanh.  

Theo đó, công trình lắp đặt điện mặt trời mái nhà phải đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật. Gồm quy định về đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường, an toàn, phòng cháy chữa cháy, an toàn điện. Thiết bị lắp đặt phải phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn. Không sử dụng các tấm quang điện, thiết bị điện nhập khẩu đã qua sử dụng.

Dự thảo quy định hai loại hình phát triển. Bao gồm điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu không đấu nối với hệ thống điện quốc gia. Nguồn điện này khi lắp đặt sẽ không phải đăng ký. Tuy nhiên, khi lắp đặt phải gửi thông báo và hồ sơ thiết kế đến cơ quan quản lý địa phương.

Đối với điện mặt trời mái nhà có đấu nối với hệ thống điện quốc gia khi lắp đặt sẽ phải đăng ký. Bao gồm việc đăng ký về công suất (nhỏ hơn hoặc bằng sản lượng tiêu thụ trong 12 tháng khi đăng ký). Sản lượng điện dư có thể được phát hoặc không phát vào hệ thống điện. 

Đáng chú ý, với hệ thống có công suất đặt từ 100kW trở lên, tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm thỏa thuận, thống nhất với bên mua điện dư. Bao gồm các vấn đề như trang thiết bị, phương tiện kết nối với hệ thống thu thập, giám sát, điều khiển...

Cá nhân, tổ chức là hộ gia đình, nhà ở riêng lẻ khi lắp đặt hệ thống này sẽ được miễn, không phải bổ sung giấy phép kinh doanh. Lý do là hệ thống này không bán sản lượng điện dư lên lưới quốc gia, nên không cần bổ sung điều kiện kinh doanh. Các tổ chức, cá nhân nói chung khi lắp đặt điện mặt trời mái nhà để tự sử dụng, không đấu nối hệ thống điện quốc gia cũng được ưu tiên phát triển không giới hạn công suất và được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực. 

Trường hợp nếu tự sử dụng và có đấu nối hệ thống điện quốc gia, nhưng có lắp đặt thiết bị chống phát ngược sẽ được ưu tiên phát triển không giới hạn công suất. Tuy nhiên, với tổ chức, cá nhân lắp đặt công suất từ 1MW trở lên và bán điện dư vào hệ thống, phải làm các thủ tục đề nghị cấp phép hoạt động điện lực.../.

 

 

Thu Quỳnh 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline