Hotline: 0941068156

Thứ năm, 22/08/2024 17:08

Tin nóng

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là khoáng sản nằm trong nhóm III

Sạt lở vùng ĐBSCL: Kiên quyết di dời dân ra khỏi vùng nguy cơ cao

TP. HCM cần phát huy cơ chế, chính sách đặc thù với tinh thần 6 "tiên phong"

Quyết liệt thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trọng tâm Đại hội VIII của Đảng đề ra

Tổng Bí thư Tô Lâm: Bám sát định hướng, tăng tốc hoàn thành mục tiêu kinh tế-xã hội

Chủ tịch nước Tô Lâm giữ chức Tổng Bí thư

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ: Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam

Phát hiện 1.513 vụ vi phạm về môi trường trong tháng 7/2024

Hà Nội cấm nhiều tuyến đường phục vụ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Bão giật cấp 13 đổ bộ vào vịnh Bắc Bộ gây mưa lớn kéo dài

Ứng phó bão số 2: Sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

Hơn 40 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Hàng trăm tác phẩm tham dự Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2024

Nhiều khả năng xuất hiện bão, áp thấp nhiệt đới trong tháng 7

GDP 6 tháng đầu năm ước tăng 6,42% so cùng kỳ

Thứ năm, 22/08/2024

Bình Thuận ngăn chặn tình trạng lấn chiếm đất đai

Thứ ba, 09/07/2024 06:07

TMO - Theo đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Thuận, tình hình lấn, chiếm đất công, đất các dự án; tái lấn, chiếm quỹ đất đã được bồi thường, giải phóng mặt bằng tương đối phức tạp, có tổ chức; mặc dù đã có nhiều biện pháp nhưng tình hình vẫn chưa được khắc phục, ngăn chặn triệt để.

Cụ thể, đất lâm nghiệp do các Ban quản lý rừng phòng hộ, Khu bảo tồn thiên nhiên, Công ty lâm nghiệp và Trung tâm quản lý, sử dụng bị lấn, chiếm với tổng diện tích lớn; đất do UBND cấp xã quản lý còn bị lấn chiếm. 

Trên địa bàn một số xã, phường thuộc huyện, thị xã và thành phố tình trạng  lấn, chiếm đất chưa được phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm kịp thời. Phần lớn các đối tượng vi phạm đã chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, vẫn còn một số đối tượng vi phạm có hoàn cảnh kinh tế khó khăn và do ảnh hưởng tình hình hoạt động không hiệu quả, số tiền phạt lớn nên không có điều kiện chấp hành quyết định xử phạt. Ngoài ra, một số đối tượng chây ì không tự giác chấp hành quyết định xử phạt. Việc tổ chức thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định xử  phạt vi phạm hành chính về đất đai còn chậm.

UBND các xã, phường, thị trấn và các chủ quản lý sử dụng đất (các chủ rừng, chủ dự án đầu tư được giao đất, cho thuê đất), trong thời gian qua còn biểu hiện thiếu chủ động, chưa thường xuyên kiểm tra, phát hiện để ngăn chặn kịp thời và xác lập hồ sơ để xử lý vi phạm về đất đai theo quy định của pháp luật; còn nhiều trường hợp chưa xử lý, ngăn chặn dừng ngay hành vi phạm mới vi phạm dẫn tới mức độ vi phạm lớn thì mới được xác lập hồ sơ, báo cáo UBND huyện để xử lý, gây  khó khăn cho việc khắc phục hậu quả, làm hạn chế về kết quả của công tác này. 

Mặc dù đã triển khai nhiều biện pháp nhưng tình trạng lấn chiếm đất đai tại một số địa phương vẫn chưa được khắc phục, ngăn chặn triệt để. Ảnh: BBT. 

Một số chủ đầu tư khi được giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đã triển khai dự án chậm tiến độ, không quản lý được đất được cho thuê hoặc giao đất để bị lấn, chiếm nhiều  năm liền, không báo cáo với cơ quan quản lý; các chủ dự án không cung cấp được hồ sơ xử lý ban đầu (các dự án trồng rừng: Thủy Hà, Lâm Hải Ninh, Bảo Toàn,  Hưng Phú, Vĩnh Hưng Đồng Nai, Kim Sơn thuộc địa bàn huyện Hàm Thuận Nam).

Khi lập dự án đầu tư không đo đạc, xác lập đầy đủ, chặt chẽ hồ sơ; không tổ chức  bồi thường, hỗ trợ hoặc thỏa thuận để giải phóng hoàn toàn mặt bằng mà vẫn còn  đối tượng khác sử dụng đất trong vùng dự án tạo tiền đề cho lấn chiếm, đòi lại đất cũ  (Vĩnh Hưng Đồng Nai, Hưng Phú, Tà Kóu,… thuộc địa bàn huyện Hàm Thuận Nam).

Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai thuộc thẩm quyền của địa  phương vẫn còn chậm. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa các sở, ngành nhất là các cơ quan thực thi  pháp luật với cấp huyện trong việc hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các dự án còn hạn  chế, thiếu thông tin nên kết quả thực hiện chưa đạt yêu cầu.

Việc phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương trong việc rà soát toàn diện các văn bản pháp luật để đề xuất biện pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc thi hành các bản án hành chính đã có hiệu lực pháp luật thuộc trách nhiệm thi hành của UBND cấp huyện, nhất là các bản án thuộc trách nhiệm thi hành của UBND Thành phố Phan Thiết còn chậm trễ, thiếu chặt chẽ và chưa có sự tập trung cao... 

Theo báo cáo của Sở TN&MT tỉnh, trên địa bàn TP Phan Thiết, tình trạng lấn chiếm đất có dấu hiệu băng nhóm. Điển hình, lấn chiếm đất rừng tại Khu vực đất do Ban Quản lý rừng phòng hộ Hồng Phú quản lý với 3 trường hợp. Khu vực ao rau muống tại khu phố 3 và khu vực dọc tuyến đường Hùng Vương tại khu phố 14, phường Phú Thủy, có tình trạng lấn, chiếm đất do Nhà nước quản lý và xây dựng trái phép Khu du lịch Đồi Cát bay thuộc khu phố 5, phường Mũi Né đã tổ chức cưỡng chế các hộ dân thuê đất giao lại đất cho Ban quản lý Khu du lịch Hàm Tiến - Mũi Né quản lý... 

Tại địa bàn huyện Tuy phong, tình hình lấn, chiếm đất đai xảy ra tập trung tại khu vực Láng Lớn, xã Vĩnh Hảo với tổng diện tích khoảng 41,76 ha, tuyến đường ven biển Chí Công - Bình Thạnh và các trường hợp lấn, chiếm đất rừng tại xã Bình Thạnh; xây dựng trạm dừng nghỉ trái phép trên tuyến đường dẫn vào cao tốc, xã Vĩnh Hảo; lấn, chiếm trái phép khoảng 6 ha đất trong Khu công nghiệp Tuy Phong từ những năm 2015- 2016.

Còn huyện Bắc Bình, tình hình lấn, chiếm đất đai nổi lên như: Khu vực 513 ha và khu vực Hồ Cà Giây thuộc xã Bình An; khu vực dọc tuyến đường Hòa Thắng đi Hòa Phú thuộc xã Hòa Thắng; khu vực Núi Dây – xã Sông Bình, Khu vực Dốc Đá và dọc tuyến đường QL28B – xã Phan Lâm, Phan Sơn; đất đã được nhà nước giao cho các dự án nông lâm kết hợp, đặc biệt là diện tích đất nhà nước cho Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Bình Thuận thuê trồng rừng tại khu vực Sông Bình, Sông Lũy, Hòa Thắng, Lương Sơn và Bình An.

Cắm biển ngăn chặn tình trạng lấn chiếm đất đai trên địa bàn huyện Tuy Phong. Ảnh: ĐD. 

Địa bàn huyện Hàm Tân tình hình lấn, chiếm đất do địa phương quản lý với diện tích 23,82 ha (tại thị trấn Tân Minh, diện tích đất 3,74 ha; thị trấn Tân Nghĩa, với diện tích 0,19 ha; xã Tân Thắng, với diện tích 9,93 ha; UBND xã Thắng Hải, với diện tích 0,11 ha và 2 vị trí thuộc UBND xã Sơn Mỹ, với diện tích 9,85 ha). Bên cạnh đó trên địa bàn còn xảy ra tình tình trạng lấn, chiếm đất đai tại nhiều Dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách: Công ty CP Đồng Phú Hưng tại xã Thắng Hải, với diện tích 3,49 ha; Công ty Cổ phần Trung Thủy - Bình Thuận, với diện tích 1,58 ha.

Trên địa bàn huyện Tánh Linh có 6 trường hợp lấn, chiếm đất trái phép, với tổng diện tích là 29.482 m2 (trường hợp chiếm đất rừng sản xuất thuộc tiểu khu 384 (RSX) lâm phận Trại giam Thủ Đức quản lý tại xã Suối Kiết diện tích 21.408 m2; 02 trường hợp chiếm đất bằng chưa sử dụng do UBND xã quản lý diện tích 7.099 m2; chiếm đất khu dân cư do UBND thị trấn quản lý diện tích 685 m2; lấn đất suối do UBND thị trấn quản lý diện tích 204 m2; 01 trường hợp lấn đất giáo dục do UBND xã quản lý diện tích 86 m2). 

Trước tình trạng này, UBND tỉnh nhấn mạnh, công tác quản lý Nhà nước về đất đai và kiểm tra, xử lý các vi phạm về đất đai là chuyên đề khó, phức tạp đã diễn ra nhiều năm, cần sự nỗ lực quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đã quan tâm, nỗ lực hơn trong công tác quản lý đất đai và trật tự xây dựng, công tác thanh kiểm tra, xử lý thời gian qua, qua đó bước đầu đã kéo giảm được tình hình phức tạp về lấn chiếm đất đai trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, công tác quản lý Nhà nước về đất đai vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, tình trạng lấn chiếm đất công, đất dự án vẫn còn diễn ra, việc tranh chấp đất đai giữa người dân và chủ đầu tư các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh còn phức tạp, kéo dài… làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư và sự phát triển của tỉnh; mặt khác, việc quản lý đất công chưa chặt chẽ, nhất là quỹ đất công ích; vẫn còn tình trạng người dân lấn chiếm đất lâm nghiệp…

Để đẩy lùi, ngăn chặn, chấm dứt tình trạng lấn chiếm đất đai, xây dựng trái phép trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các cấp, ngành, địa phương thực hiện nghiêm Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 06/10/2023 của UBND tỉnh về tăng cường công tác quản lý đất đai; đặc biệt là kiên quyết xử lý các vi phạm về lấn chiếm, sử dụng đất sai mục đích, sai quy hoạch…, từ đó thiết lập lại trật tự, kỷ cương trên địa bàn tỉnh.

Thường xuyên chấn chỉnh tinh thần làm việc của cán bộ công chức, viên chức, không để xảy ra tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm; tăng cường công tác thanh, kiểm tra công vụ; địa phương nào để xảy ra vi phạm về đất đai phức tạp, hoặc buông lỏng quản lý, chậm phát hiện và không kiên quyết xử lý các vi phạm, để xảy ra hậu quả lớn thì Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh và trước pháp luật.

Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện tổng kiểm tra rà soát, phân loại đất, đối tượng quản lý để kiểm soát chặt, nhất là các khu đất sạch, đất đã được thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng …; tăng cường tuyên truyền, nâng cao ý thức pháp luật trong Nhân dân về quản lý đất đai. Ngoài ra, cần xây dựng kế hoạch và giao chỉ tiêu để thực hiện. Phối hợp với các sở, ngành liên quan rà soát các dự án chậm triển khai, kiên quyết thu hồi trường hợp đủ điều kiện thu hồi đất và thu hồi chủ trương đầu tư.

 

 

Bích Hà 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline