Hotline: 0941068156

Thứ năm, 19/09/2024 08:09

Tin nóng

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là khoáng sản nằm trong nhóm III

Thứ năm, 19/09/2024

Bình Thuận đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong khai thác thủy sản

Chủ nhật, 15/09/2024 07:09

TMO - Chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ mở ra những cơ hội, tiềm năng chưa từng có trong mọi lĩnh vực, trong đó bao gồm cả ngành thuỷ sản. Nắm bắt kịp thời những tiến bộ kỹ thuật, nhiều ngư dân tỉnh Bình Thuận đã mạnh dạn đầu tư trang bị hiện đại phục vụ khai thác, đánh bắt thuỷ sản. 

Trong 6 tháng đầu năm 2024, nhờ tình hình thời tiết ngư trường tương đối ổn định, xuất hiện nhiều loài hải sản nên đa số tàu thuyền của tỉnh Bình Thuận có hoạt động khai thác thuận lợi, sản lượng khai thác của các nghề như câu mực, lưới rê đạt hiệu quả cao. Sản lượng thủy sản khai thác 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 111.199,8 tấn, tăng 1,77% so với cùng kỳ (trong đó khai thác biển ước đạt 110.954,5 tấn, tăng 1,77%).

Để tiếp tục nâng cao sản lượng khai thác thuỷ sản, ngư dân Bình Thuận đã mạnh dạn áp dụng trang thiết bị hiện đại trong khai thác, đánh bắt. Những công nghệ hiện đại hỗ trợ khai thác hiệu quả được người dân chú trọng đầu tư. Một số tàu đánh bắt xa bờ còn sử dụng các thiết bị hỗ trợ khai thác tiên tiến như hệ thống định vị vệ tinh GPS, thiết bị giám sát hành trình, máy dò cá, thiết bị mành chụp 4 tăng gông, đèn led chiếu sáng…

Bên cạnh đó nhiều chủ tàu cũng đang tích cực ứng dụng chuyển đổi số trong quy trình đánh bắt nhằm nâng cao hiệu quả. Từ đánh bắt theo kiểu truyền thống, đến nay đa số ngư dân đã quen với việc ghi nhật ký khai thác thủy sản, báo cáo vị trí đánh bắt qua hệ thống giám sát hành trình, truy xuất nguồn gốc thủy sản…

Đến nay, toàn tỉnh Bình Thuận đã thực hiện đăng ký 5.939 tàu cá chiều dài từ 6 m trở lên và cập nhật đầy đủ vào hệ thống cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia (Vn - fishbase). Đây là cơ sở dữ liệu khá toàn diện và trở thành công cụ hữu ích trong quản lý nghề cá. Mỗi khi tàu cập cảng, ngư dân làm thủ tục chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác, chỉ cần nhập số hiệu tàu cá lên hệ thống Vn - fishbase là biết được hành trình của tàu cá khai thác trên biển, để làm căn cứ xác nhận nguồn gốc thủy sản.

Thông qua hệ thống Vn - fishbase nhằm mục tiêu giám sát, quản lý số hóa 100% các thông tin hoạt động của tàu cá từ khi xuất cảng đi khai thác, cập cảng bốc dỡ sản phẩm, tới đăng kiểm cũng như hệ thống dữ liệu khai thác, mua bán của ngư dân. Tuy nhiên, toàn tỉnh vẫn còn 2.358 tàu “3 không” chưa được đăng kiểm, đăng ký chính thức. Trong tháng 9 tới, Chi cục Thủy sản sẽ hoàn tất công việc này và cập nhật đầy đủ vào hệ thống Vn - fishbase.

Ngoài ra, đến nay Cảng cá Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) đã hướng dẫn, cài đặt thành công phần mềm truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác điện tử (eCDT) cho 110 chủ tàu/thuyền trưởng, 3 doanh nghiệp và đã có 62 tàu cá thực hiện yêu cầu khai báo rời cảng, 8 tàu cá thực hiện yêu cầu khai báo cập cảng.

Cảng cá Phú Hải đã hướng dẫn cài đặt thành công cho 40 chủ tàu/thuyền trưởng và đã có 22 tàu cá thực hiện yêu cầu khai báo rời cảng. Cảng cá La Gi hướng dẫn cài đặt thành công cho 52 chủ tàu/thuyền trưởng; Cảng cá Phan Rí Cửa đã hướng dẫn cài cho 24 chủ tàu/thuyền trưởng và 1 doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Ban Quản lý các cảng cá tỉnh Bình Thuận đã đầu tư, trang bị các thiết bị di động sử dụng hệ điều hành tương thích cho các cảng cá để hỗ trợ ngư dân và doanh nghiệp truy cập, sử dụng hệ thống eCDT.

Ngư dân tỉnh Bình Thuận khai thác, đánh bắt thuỷ sản. Ảnh: NL.

Hiện, tỉnh Bình Thuận đang tiếp tục đẩy mạnh chương trình chuyển đổi số nên việc trang bị cho người dân, ngư dân những kiến thức, công cụ để sẵn sàng tham gia quá trình chuyển đổi số của tỉnh là rất thiết thực. Để chuyển đổi số ngành thuỷ sản, các cấp chính quyền tỉnh Bình Thuận đã mở các lớp tập huấn, hướng dẫn người dân sử dụng các phần mềm hiện đại. 

Gần đây nhất, vào tháng 7/2024, Sở NN&PTNT tỉnh Bình Thuận đã tổ chức lớp tập huấn sử dụng Hệ thống phần mềm truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác điện tử để thực hiện các thủ tục liên quan đến việc truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác. Đến dự lớp tập huấn có khoảng 100 người là các chủ tàu, thuyền trưởng, đại diện các công ty, doanh nghiệp thu mua, chế biến xuất khẩu thủy sản; đại diện các cơ quan chức năng liên quan sử dụng hệ thống eCDT trên địa bàn tỉnh.

Cùng với những thuận lợi, ngư dân đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, thì vẫn còn một số tồn tại, hạn chế liên quan đến thủ tục hành chính trong hoạt động khai thác thuỷ sản tại tỉnh Bình Thuận. Cụ thể, việc tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính như hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, giấy phép khai thác thủy sản, giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm tàu cá... vẫn còn thực hiện bằng hình thức trực tiếp. Việc yêu cầu ngư dân áp dụng viết nhật ký khai thác điện tử cũng còn nhiều vướng mắc.

Song song với đó, theo quy định, thuyền trưởng hay chủ các tàu cá có chiều dài từ 12m trở lên phải có nhật ký khai thác chuyến biển. Phải báo cáo đúng quy định về thời điểm, vị trí thả/thu lưới, sản lượng các loài hải sản, tổng sản lượng và các thông tin liên quan đến tàu. Tuy nhiên, một số chủ tàu cá hiện nay chưa thực hiện đúng, gây khó khăn cho công tác quản lý, cấp phép,…

Ứng dụng công nghệ số trong khai thác thuỷ sản của ngư dân Bình Thuận sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước của các cơ quan, đơn vị chức năng. Đồng thời nâng cao ý thức, trách nhiệm của ngư dân, doanh nghiệp trong việc thực hiện các quy định pháp luật về chống khai thác IUU. Từ đó khắc phục một trong những khuyến nghị của EC, hướng đến cùng chung tay với cả nước gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024.

 

 

Minh Trang

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline