Hotline: 0941068156

Thứ năm, 03/04/2025 12:04

Tin nóng

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 03/04/2025

Bình Định triển khai giải pháp bảo tồn các hệ sinh thái biển

Thứ ba, 12/12/2023 14:12

TMO - Bảo tồn san hô, cứu hộ rùa biển, bảo vệ và phát triển diện tích rừng ngập mặn là những mục tiêu quan trọng được tỉnh Bình Định đẩy mạnh triển khai nhằm nỗ lực bảo tồn các hệ sinh thái biển tại địa phương.

Tỉnh Bình Định có bờ biển dài 134 km với nhiều hệ sinh thái đặc trưng như thảm cỏ biển, rừng ngập mặn, rạn san hô…. Với những nỗ lực trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học, Bình Định được đánh giá là địa phương làm tốt công tác bảo vệ rùa biển trong hơn 15 năm qua. Thông tin từ Chi cục Thủy sản Bình Định cho biết, năm 2007, ngành chức năng tỉnh thực hiện khảo sát bãi đẻ của rùa biển tại xã Nhơn Hải (thành phố Quy Nhơn), kết quả khảo sát đã phát hiện được 1 bãi đẻ của rùa tại Hòn Khô (xã Nhơn Hải). Rùa biển đẻ tại Nhơn Hải là rùa xanh, có tên khoa học là Chelonia mydas (Green turtle), tên địa phương là đú, vích.

Từ đó, công tác bảo tồn rùa biển được ngành nông nghiệp Bình Định đã phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) vận động ngư dân địa phương bảo vệ, giữ gìn bãi đẻ của rùa biển. Trong đó, từ năm 2016 đến tháng 8/2023, Chi cục Thủy sản tỉnh tiếp tục duy trì hoạt động bảo vệ các bãi đẻ của rùa biển dựa trên thông tin của người dân cung cấp. Cùng với cộng đồng, đơn vị đã báo tin và cứu hộ 30 con rùa biển, bảo vệ 5 ổ rùa biển với 380 con rùa con về biển an toàn.

Địa phương này đẩy mạnh công tác truyền thông về việc bảo vệ, giữ gìn bãi đẻ của rùa biển tại xã Nhơn Hải thông qua hoạt động dọn dẹp vệ sinh môi trường... Ảnh: KT. 

Để bảo tồn rùa biển, ngành thủy sản Bình Định đã phối hợp với IUCN vận động ngư dân địa phương bảo vệ, giữ gìn bãi đẻ của rùa biển. Ngoài ra, ngành thủy sản Bình Định còn thường xuyên tổ chức hội thảo, tập huấn xoay quanh nội dung về bảo tồn rùa biển cho cán bộ, ngư dân các địa phương ven biển, người kinh doanh, buôn bán các sản phẩm thủy sản, các doanh nghiệp có liên quan…

Năm 2022, UBND thành phố Quy Nhơn đã có văn bản về việc thống nhất phương án quy hoạch tạm thời bãi biển xã Nhơn Hải. Theo đó, tổng diện tích quy hoạch dọc theo bãi biển nằm trên mặt nước là 14,67ha, phân làm 3 khu: Khu neo đậu tàu thuyền, ngư lưới cụ và để thúng; khu tắm biển dịch vụ du lịch và khu vực bãi rùa sinh sản nằm tại mũi Cồn thuộc thôn Hải Đông (xã Nhơn Hải). Trong đó, khu vực bãi rùa sinh sản có diện tích hơn 9.856m2, nghiêm cấm tất cả các hoạt động tắm biển, vui chơi, giải trí tại khu vực này chỉ để khoanh vùng phục vụ cho rùa đẻ. 

Trên địa bàn tỉnh Bình Định hệ sinh thái rạn san hô phân bố đa dạng, với sự tập trung lớn của san hô ở các khu vực ven biển như xã Nhơn Hải, Nhơn Lý, Nhơn Châu, và phường Ghềnh Ráng (TP Quy Nhơn); cũng như vùng giữa hai huyện Phù Mỹ và Phú Cát, và huyện Hoài Nhơn, đặc biệt là vùng Hoài Mỹ. Các vùng có hệ sinh thái san hô phát triển thường là nơi tập trung lớn nguồn lợi thuỷ sản, bao gồm cả các loài có giá trị kinh tế và cần bảo tồn như loài tôm hùm giống. Điều này đã tạo ra nguồn nguyên liệu quý báu để phục vụ ngành nuôi trồng tôm hùm, đồng thời hỗ trợ cho việc nuôi tôm hùm thương phẩm tại khu vực này.

Các hoạt động bảo vệ môi trường biển và hệ sinh thái san hô đã được thực hiện tích cực từ năm 2018 đến nay như làm sạch bờ biển, theo dõi rạn san hô hàng năm, và tiêu diệt sao biển gai ở các vùng rạn san hô thuộc 4 xã/phường Nhơn Châu, Nhơn Lý, Nhơn Hải và Ghềnh Ráng. Hiện có tổng cộng 4 tổ chức cộng đồng đã được UBND TP Quy Nhơn công nhận và giao quyền quản lý khu vực biển theo Luật Thủy sản 2017. Các tổ này có tổng cộng 220 người, được giao quản lý 46 ha mặt nước.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định cho biết thông qua Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Chính phủ Canada tài trợ 1,75 triệu đô la Canada (gần 27 tỷ đồng) trong 4 năm để Bình Định phát triển dự án liên quan biến đổi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học và bình đẳng giới. Ngành nông nghiệp Bình Định thống nhất đề xuất lập khu bảo tồn biển vịnh Quy Nhơn và phục hồi 4ha rạn san hô tại vịnh biển này thuộc 4 xã, phường Nhơn Lý, Nhơn Hải, Nhơn Châu và Ghềnh Ráng. Bên cạnh phục hồi rạn san hô, dự án thực hiện trồng 50.000 cây rừng ngập mặn phân tán tại các huyện ven biển Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ; lắp đặt và hỗ trợ 6-8 trạm cảnh báo sớm về biến đổi khí hậu và mô hình sinh kế cho cộng đồng ven biển tỉnh này. 

Tỉnh Bình Định chú trọng công tác bảo vệ, phát triển diện tích rừng ngập mặn nhằm định môi trường sinh thái, ứng phó với tác động cực đoan của biến đổi khí hậu và bảo đảm cho tính đa dạng sinh học cao. Ảnh: DV. 

Xác định, hệ sinh thái rừng ngập mặn hình thành có vai trò rất quan trọng trong việc ổn định môi trường sinh thái, tạo cảnh quan, ứng phó với tác động cực đoan của biến đổi khí hậu và bảo đảm cho tính đa dạng sinh học cao...; mang lại lợi ích thiết thực và lâu dài cho con người (bảo vệ bờ đê, các công trình thủy lợi, xây dựng, ngăn mặn, tạo sinh kế…). Công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng ngập mặn được quan tâm cũng đã góp phần giúp giải quyết việc làm cho người dân trên địa bàn tỉnh.

Tại Bình Định, khu vực trồng rừng ngập mặn tập trung ở vùng bãi triều ven đầm Thị Nại (thuộc các xã Phước Hòa, Phước Sơn, Phước Thuận của huyện Tuy Phước; phường Nhơn Bình thuộc thành phố Quy Nhơn) và đầm Đề Gi (thuộc xã Mỹ Chánh của huyện Phù Mỹ và xã Cát Khánh thuộc huyện Phù Cát). Xác định rừng ngập mặn có vai trò chống xâm thực của thủy triều, chống biến đổi khí hậu, là nơi trú ngụ của nhiều loài động thực vật hữu ích,  UBND tỉnh Bình Định vừa phê duyệt Dự án bảo vệ và phát triển rừng ngặp mặn ở các địa phương ven biển trên địa bàn tỉnh. Dự án được giao cho Trung tâm Khuyến nông Bình Định triển khai thực hiện với tổng kinh phí hơn 496 triệu đồng.

Theo đó, Dự án bảo vệ và phát triển rừng ngặp mặn tập trung khôi phục, trồng mới và bảo vệ diện tích rừng ngập mặn tại TP. Quy Nhơn và các huyện Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ. Từ nay đến hết năm 2025, Trung tâm Khuyến nông Bình Định sẽ triển khai giao khoán bảo vệ, chăm sóc và trồng mới với diện tích khoảng 258ha; trồng mới 7.300 cây ngập mặn phân tán dọc các khu vực bãi triều ven đầm và các ao hồ nuôi trồng thủy sản.

Bình Định quyết tâm bảo vệ diện tích rừng ngập mặn hiện có, trồng thêm cây phân tán, thực hiện giao khoán bảo vệ rừng. Những phần việc trên sẽ tạo việc làm cho người dân ven đầm, tăng độ che phủ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, tái tạo và phục hồi nguồn lợi thủy sản các vùng đầm và kết hợp phát triển du lịch sinh thái dưới tán rừng. Đến nay, trên địa bàn tỉnh Bình Định đã có hơn 88ha rừng ngập mặn tập trung và 1.000ha diện tích cây ngập mặn trồng phân tán. Riêng trong năm 2022, Trung tâm Khuyến nông Bình Định trồng mới thêm 2.100 cây ngập mặn dọc các bãi triều, bờ bao ở Khu sinh thái Cồn Chim-đầm Thị Nại. 

 

 

Hải Nam 

 

 



 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline