Hotline: 0941068156
Chủ nhật, 24/11/2024 14:11
Chủ nhật, 05/06/2022 11:06
TMO – Trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình đã tăng khoảng 2-3 độ C và mực nước biển đã dâng thêm khoảng 20 cm. Ước tính, đến cuối thế kỷ XXI, so với trung bình thời kỳ 1980 -1999, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng thêm 2,3 độ C, lượng mưa hàng năm tăng khoảng 5% và mực nước biển có thể dâng thêm 75 cm. Các tác động của biến đổi khí hậu như nước biển dâng, lũ lụt, hạn hán, thời tiết cực đoan, đặc biệt là xâm nhập mặn... đang hiện hữu ngày càng nhiều hơn, rõ rệt hơn, gây thiệt hại đáng kể đến kinh tế nông nghiệp.
Tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, dưới tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, xâm nhập mặn trên một số lưu vực sông ngày càng gia tăng và lấn sâu vào đất liền gây nhiều khó khăn cho việc khai thác, sử dụng nguồn nước vốn đã hạn chế trong mùa cạn nay sẽ càng khốc liệt hơn do xâm nhập mặn.
Khoảng cách xâm nhập mặn lớn nhất trên các sông thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long và sông Đồng Nai có khoảng cách xâm nhập mặn lớn nhất ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 tăng từ 4,6-7,1 km ứng với đỉnh mặn 1‰ và tăng từ 4,2-6,8 km ứng với đỉnh mặn 4‰, đến năm 2050 có thể tăng từ 8,8-9,9 km ứng với đỉnh mặn 1‰ và tăng từ 8,4- 9,5 km ứng với đỉnh mặn 4‰. Trên sông Vàm Cỏ đến năm 2030 tăng khoảng 4,6 km ứng với đỉnh mặn 1% và khoảng 4,2 km đối với đỉnh mặn 4‰. Đến năm 2050, có thể tăng lên 9,3 km đối với đỉnh mặn 1‰ và 9,0 km đối với đỉnh mặn 4‰.
Cống giữ nước ngọt, ngăn mặn được xây dựng phục vụ sản xuất nông nghiệp ở huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ.
Các sông trong vùng đồng bằng Bắc Bộ gồm sông Hồng-Thái Bình, sông ven biển Quảng Ninh và các sông nhỏ khác cho thấy khoảng cách xâm nhập mặn lớn nhất trên các sông đều tăng so với thời kỳ cơ sở. Đối với đỉnh mặn 1‰, khoảng cách xâm nhập mặn lớn nhất trên các sông tăng mạnh dần qua các thời kỳ 2016-2035 (tăng từ 0,08 km trên sông Cấm đến 2,28 km trên sông Lạch Tray), thời kỳ 2046-2065 tăng 0,63 km trên sông Đá Bạch đến 7,11 km (sông Lạch Tray) và đến cuối thế kỷ tăng từ 0,62 km (sông Cấm) đến 7,27 km (sông Luộc).
Tại lưu vực sông Mã thuộc vùng Bắc Trung Bộ, khoảng cách xâm nhập mặn lớn nhất tính đến năm 2050 tăng so với hiện trạng đối với đỉnh mặn 4%o. Trên sông Mã khoảng cách này tăng từ 5,2 km (đến năm 2050). Trên sông Lèn, khoảng cách này đến năm 2050 tăng 4,4 km. Trong điều kiện nước biển dâng thêm khoảng 22-35 cm vào giữa thế kỷ (2050) thì mức độ nhiễm mặn tại các vùng cửa sông của hai lưu vực sông Cả và sông Nhật Lệ thuộc các xã Hưng Nhân, Yên Hồ và Võ Ninh đều tăng thêm khoảng 2‰ so với hiện tại. Ranh giới mặn 1%o sẽ tiến sâu vào trong sông thêm khoảng 2-3km. Vào cuối thế kỷ, khi mực nước biển dự tính tăng thêm khoảng 60-80%, thì độ mặn tại 2 xã Yên Hồ, Võ Ninh sẽ tăng thêm khoảng 2%o, tại Hưng Nhân tăng khoảng 5‰ so với hiện tại. Ranh giới mặn 1%o trên lưu vực sông Cả sẽ tiến sâu vào trong sông khoảng 40 km tính từ Cửu Hội, lên đến xã Liên Minh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh và các xã Nam Phúc, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Trên lưu vực sông Nhật Lệ thì ranh giới độ mặn 4‰ sẽ lên đến công ngăn mặn Mỹ Trung trên nhánh Kiến Giang. Trên nhánh sông Long Đại thì ranh giới độ mặn 1‰ sẽ lến đến cầu đường sắt, khu vực xã Trường Xuân của huyện Quảng Ninh.
Trước thực tế trên, các chuyên gia cho rằng cần phải xây dựng kịch bản mang tính tổng thể để đối phó với thiên tai. Theo đó, Tăng cường quan trắc, giám sát, nâng cao năng lực dự báo mặn; Tăng cường hợp tác quốc tế với các nước trong Ủy hội Mê Công và Trung Quốc để cùng chia sẻ lợi ích chung trong việc phát triển và thịnh vượng chung của cả khu vực theo Hiệp định Mê Công 1995, ký kết song phương với từng quốc gia hay đa phương.
Điều chỉnh quy hoạch tổng thể và sản xuất nông nghiệp cho khu vực, quy hoạch sản xuất nông nghiệp phải nằm trong quy hoạch tổng thể gồm phát triển công nghiệp, du lịch và nông nghiệp, gia tăng diện tích trồng lúa và số vụ lúa mỗi năm, nâng cao kỹ thuật thâm canh lúa nhằm làm tăng chất lượng nước ngọt, giảm phèn, nhiễm mặn, ô nhiễm phân bón, thuốc sát trùng, thuốc diệt cỏ, đồng thời sử dụng hợp lý nguồn nước phù hợp với phát triển kinh tế, môi trường và tập quán ở địa phương. Lựa chọn cây trồng vật nuôi thích nghi với điều kiện khô hạn và môi trường nước mặn, nước lợ. Việc nghiên cứu tiến hành các biện pháp bền vững lâu dài cho phát triển kinh tế địa phương, cần phải từng bước lựa chọn và lai tạo các giống cây trồng, vật nuôi có thể tồn tại và phát triển trong môi trường khô hạn, nước mặn và nước lợ.
Xây dựng đập ngầm, đây là giải pháp mang tính tham khảo đối với Việt Nam, giải pháp này đã được áp dụng tại Hoa Kỳ. Khi nước mặn có tỉ trọng lớn hơn nước ngọt nên nước mặn sẽ nằm bên dưới nước ngọt tạo thành nêm mặn. Hình dáng nêm mặn thay đổi theo lưu lượng nước chảy. Việc xây dựng các đập ngầm vừa có tác dụng ngăn mặn, vừa không ảnh hưởng để sự di chuyển của tàu bè. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống công trình giữ nước ngọt trong đồng bằng. Hiện nay nhiều vùng trong Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên và vùng Duyên Hải đang thiếu nước ngọt do nước sông thiếu, kênh bị nhiễm mặn hoặc nhiễm phèn.
Xây dựng hệ thống đê biển, đê sông, đây là dự án lâu dài, bền vững dọc theo biển Đông và biển Tây để ứng phó với mực nước biển dâng cao. Dự án bao gồm xây dựng đê bằng đất có bề mặt rộng vừa làm đường giao thông, hai bên bờ đê trồng cỏ Vetiver để chống xói mòn do gió và sóng biển, phía biển trồng rừng ngập mặn để ngăn sóng và tạo bồi lắng phù sa. Quản lý tổng hợp tài nguyên nước. Đây là một trong những biện pháp tích cực và hiệu quả nhất để quản lý nguồn nước ngọt, gián tiếp đẩy lùi tình trạng xâm nhập mặn.
Phạm Dung
Bình luận