Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 20/06/2025 02:06

Tin nóng

Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

TP. HCM (mới) cần đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng

Điều chỉnh cơ chế tiền vay khuyến khích sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Bình Dương: Điệp phèo heo hơn 100 tuổi trong trường học được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hà Nội cần tái thiết không gian phát triển theo hướng mở, đa trung tâm

Bình Dương: Thêm nhiều cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp

Phải thay đổi tư duy quản lý, tư duy hành chính và tư duy về địa giới hành chính

Việt Nam - Thụy Điển: Đẩy mạnh hợp tác chuyển đổi xanh, ứng phó biến đổi khí hậu

Việt Nam – Litva: Đẩy mạnh chia sẻ kinh nghiệm, tăng cường hợp tác khoa học công nghệ

Quốc hội thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh

TP. Huế: Hơn 1.100 tàu thuyền đã vào bờ tránh bão số 1

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 1

Cắt giảm tối đa điều kiện cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông khả năng mạnh thành bão

Hợp nhất Lâm Đồng - Đắk Nông - Bình Thuận: Cơ hội để tái cấu trúc toàn diện mô hình phát triển vùng

Vùng áp thấp có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới

Thủ tướng đề xuất các giải pháp thúc đẩy bảo tồn, phát triển đại dương xanh

Vai trò của Tuần lễ Biển, Hải đảo trong chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam gặp mặt các chuyên gia, nhà khoa học nhân Ngày Môi trường Thế giới

Thứ sáu, 20/06/2025

Vai trò của Tuần lễ Biển, Hải đảo trong chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển

Chủ nhật, 08/06/2025 18:06

TMO – Nhiều địa phương, cơ quan, đơn vị đã triển khai các hoạt động thiết thực hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025 (từ ngày 1-8/6). Các hoạt động của Tuần lễ đã thực sự gắn kết trách nhiệm và hành động vì biển cả. Khi mỗi người dân hiểu và hành động vì đại dương, thì chính là lúc Nghị quyết 36-NQ/TW được thực hiện sâu rộng và bền vững.

Theo Cục Biển và Hải đảo (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), Nghị quyết 36-NQ/TW của Trung ương về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là định hướng chiến lược dài hạn nhằm đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, phát triển kinh tế biển bền vững trên nền tảng bảo vệ môi trường, đảm bảo quốc phòng - an ninh và chủ động hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, để Nghị quyết đi vào cuộc sống, điều quan trọng là phải chuyển hóa tư duy chính sách thành nhận thức và hành động cụ thể trong toàn xã hội.

Nhiều địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức ra quân làm sạch biển – hoạt động thiết thực hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo.

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam vừa qua chính là dịp quan trọng để đưa Nghị quyết vào cuộc sống. Đây không chỉ là một sự kiện truyền thông, mà cũng là cơ hội để chúng ta có sự kết nối chính sách - cộng đồng - doanh nghiệp, lan tỏa tinh thần yêu biển, trách nhiệm với biển và khát vọng vươn ra biển lớn của dân tộc ta.

Thông qua các chủ đề hằng năm gắn với thực tiễn - như năm 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững” - Tuần lễ giúp cụ thể hóa các nội dung trong Nghị quyết 36 thành thông điệp gần gũi, dễ hiểu, dễ thực hiện và thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ và quản trị biển hiện đại để phát triển bền vững kinh tế biển.

Các hoạt động của Tuần lễ từ trung ương đến địa phương, từ cơ quan nhà nước đến cộng đồng dân cư, doanh nghiệp, thanh niên… đã thực sự gắn kết trách nhiệm và hành động vì biển cả. Khi mỗi người dân Việt Nam hiểu, yêu và hành động vì đại dương, thì chính là lúc Nghị quyết 36-NQ/TW được thực hiện sâu rộng và bền vững nhất.

Việt Nam hướng đến trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển. Ảnh minh họa.

Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được ban hành tại Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương. Nghị quyết đặt mục tiêu tổng quát đến năm 2030 đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh; đạt cơ bản các tiêu chí về phát triển bền vững kinh tế biển; hình thành văn hoá sinh thái biển; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; ngăn chặn xu thế ô nhiễm, suy thoái môi trường biển, tình trạng sạt lở bờ biển và biển xâm thực; phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái biển quan trọng. Những thành tựu khoa học mới, tiên tiến, hiện đại trở thành nhân tố trực tiếp thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển.

Đến năm 2045, Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh, an toàn; kinh tế biển đóng góp quan trọng vào nền kinh tế đất nước, góp phần xây dựng nước ta thành nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa; tham gia chủ động và có trách nhiệm vào giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực về biển và đại dương…/.

 

 

HẢI YẾN

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline