Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 04/07/2025 01:07

Tin nóng

10 nổi bật về kinh tế-xã hội trong 6 tháng đầu năm 2025

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm có thể đạt trên 7,5% đến 7,6%, cao nhất trong gần 20 năm

Ra mắt các nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết 57 về phát triển khoa học công nghệ

Nghị quyết 57 có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Mức giá điện gió ngoài khơi tối đa từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đề xuất "5 tiên phong" để xây dựng châu Á giàu mạnh

Tỉnh Quảng Trị (mới) cần đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập kinh tế quốc tế

Cảnh quan tự nhiên là tài nguyên cần tích hợp bắt buộc vào quy hoạch đô thị

Hà Nội: Mít cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cần thực hiện ‘3 tiên phong’ trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo

Quyết liệt thực hiện giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các dự án trọng điểm

Gò Công Tây: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 04/07/2025

Việt Nam đề xuất sáng kiến lập khung hợp tác quốc tế hỗ trợ nghề cá quy mô nhỏ

Thứ năm, 12/06/2025 14:06

TMO – Việt Nam cam kết phát triển nghề cá bền vững theo hướng bảo vệ cộng đồng ngư dân nghề cá quy mô nhỏ, đảm bảo họ có thu nhập ổn định, giảm dần sự phụ thuộc vào tài nguyên biển và nghề cá. Đồng thời, thúc đẩy việc đào tạo và chuyển giao kỹ năng nghề cá thân thiện với môi trường, giúp ngư dân có khả năng duy trì nghề cá trong dài hạn. Nội dung này được Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh tại phiên họp “Thúc đẩy quản lý nghề cá bền vững và hỗ trợ nghề cá quy mô nhỏ”. 

Theo đó, đồng chủ trì và phát biểu tại phiên họp chuyên đề 5 “Thúc đẩy quản lý nghề cá bền vững và hỗ trợ nghề cá quy mô nhỏ” diễn ra hôm 11/6 theo giờ địa phương (trong khuôn khổ Hội nghị Đại dương Liên hợp quốc UNOC-3 tại Pháp), Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn khẳng định Việt Nam cam kết phát triển nghề cá bền vững theo hướng bảo vệ cộng đồng ngư dân nghề cá quy mô nhỏ, đảm bảo họ có thu nhập ổn định, giảm dần sự phụ thuộc vào tài nguyên biển và nghề cá.

Đồng thời, chú trọng vào việc cải thiện điều kiện sống và công việc của ngư dân, đặc biệt là ngư dân ven bờ; thúc đẩy việc đào tạo và chuyển giao kỹ năng nghề cá thân thiện với môi trường, giúp họ có khả năng duy trì nghề cá trong dài hạn. Đặc biệt, phát triển nghề cá bền vững cần tăng cường vai trò quản lý của cộng đồng, hợp tác xã nghề cá và phụ nữ trong khai thác và quản trị tài nguyên.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đồng chủ trì phiên họp “Thúc đẩy quản lý nghề cá bền vững và hỗ trợ nghề cá quy mô nhỏ”. Ảnh: Mae.

Trên tinh thần hợp tác, Việt Nam sẽ cùng các đối tác quốc tế tạo kênh tiếp cận tài chính xanh, ứng dụng công nghệ hiện đại và chia sẻ kinh nghiệm quản lý biển bền vững nghề cá và đại dương, chống khai thác IUU. Để hiện thực hóa các mục tiêu này, Việt Nam đề xuất các sáng kiến xây dựng khung hợp tác quốc tế để điều phối, hỗ trợ nghề cá quy mô nhỏ tại phạm vi khu vực, toàn cầu; thành lập cơ chế hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho các nước đang phát triển, nghề cá quy mô nhỏ trong thực hiện SDG14; thúc đẩy mạng lưới chia sẻ dữ liệu nghề cá và phục hồi nguồn lợi trong khuôn khổ FAO và các sáng kiến đa phương.

Việt Nam kiên định mục tiêu chuyển đổi các hoạt động khai thác thủy sản gây hại đến môi trường sang mô hình nghề cá thân thiện, hài hòa với hệ sinh thái biển. Ảnh minh họa.

Trong nước, Việt Nam đã xây dựng các chính sách và pháp lý mạnh mẽ, trong đó Luật Thủy sản 2017 là một nền tảng quan trọng để phát triển nghề cá bền vững, với sự chú trọng vào việc duy trì và bảo vệ nghề cá quy mô nhỏ, đồng thời khuyến khích đồng quản lý và sự tham gia của cộng đồng.

Chiến lược phát triển thủy sản đến năm 2030 bảo vệ hệ sinh thái biển và phục hồi nguồn lợi thủy sản, đề xuất các biện pháp thiết lập các khu bảo tồn biển và vùng hạn chế khai thác. Do đó, Việt Nam kiên định theo đuổi mục tiêu chuyển đổi các hoạt động khai thác thủy sản gây hại đến môi trường sang mô hình nghề cá thân thiện, hài hòa với hệ sinh thái biển.

Cũng trong phiên họp trên, đại diện nhiều cơ quan và tổ chức chuyên môn nhấn mạnh vai trò thiết yếu của nghề cá trong việc bảo đảm nguồn cung thực phẩm - dinh dưỡng, bảo tồn đa dạng sinh học biển, đặc biệt là mô hình nghề cá quy mô nhỏ, gắn với sinh kế bền vững và sự tham gia của cộng đồng ngư dân.

Ngoài ra, hợp tác khu vực, nâng cao năng lực, đổi mới công nghệ và thúc đẩy thương mại hải sản có trách nhiệm, rõ nguồn gốc là những điểm đồng thuận trong tham luận của các quan chức cấp cao. Mục tiêu chung của các quốc gia là đảm bảo nghề cá đóng góp vào an ninh lương thực toàn cầu và phát triển bền vững, thông qua các giải pháp hợp tác, linh hoạt và dựa trên cơ sở khoa học…/.

 

 

PHẠM DUNG

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline