Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 03/05/2024 16:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 03/05/2024

Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản

Chủ nhật, 12/02/2023 05:02

TMO - Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, tỉnh Kom Tum chú trọng phát triển thủy sản nuôi trồng thủy sản gắn với khai thác, chế biến; bảo vệ, tái tạo nguồn lợi nguồn lợi thủy sản; với bảo vệ môi trường sinh thái, phòng chống dịch bệnh cho các đối tượng nuôi theo hướng bền vững; nâng cao năng lực cạnh tranh và chủ động hội nhập để sớm đưa Kon Tum trở thành khu vực nuôi trồng, chế biến thủy sản vùng Tây Nguyên.

Tỉnh Kon Tum xác định, thời gian tới các Sở, ngành chức năng đẩy mạnh phát triển sản xuất thủy sản trên cơ sở khai thác bền vững, hiệu quả nguồn tài nguyên nước, lợi thế về khí hậu; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ nhằm phát triển ngành thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao hiệu quả cho người sản xuất và bền vững với môi trường.

Phát triển nuôi trồng thủy sản lồng bè trên các hồ chứa thủy lợi, thủy điện có diện tích mặt nước lớn. Nâng cao hiệu quả sản xuất đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản; xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp với điều kiện tự nhiên và lựa chọn các loài thủy sản nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với hình thức nuôi thâm canh, bán thâm canh như: Cá Rô phi đơn tính, cá diêu hồng, cá trắm cỏ, cá lăng, cá lóc, cá Rô cờ...

Trong đó, đến năm 2025 diện tích nuôi trồng thủy sản đạt khoảng 1.500 ha. Tổng sản lượng thủy sản 10.600 tấn; nuôi trồng thủy sản đạt 8.600 tấn, sản lượng thủy sản khai thác 2.000 tấn. Phát triển nuôi cá lồng với một số giống đặc sản có giá trị kinh tế cao; kết hợp bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản trên các lòng hồ thủy lợi, thủy điện. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt trên 10%/năm. Phát triển và nhân rộng mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp với chế biến ẩm thực phục vụ du lịch Làng chài, xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai; hình thành các khu du lịch lòng hồ các thủy điện Yaly, Pleikrông, Thượng Kon Tum ... Khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản gắn với các hoạt động giáo dục, tham quan, du lịch, ẩm thực.

Địa phương này đặt mục tiêu đến năm 2030, diện  tích nuôi trồng thủy sản đạt khoảng 11.500 ha. Trong đó: Diện tích nuôi trồng thủy sản ao hồ nhỏ đạt 1.500 ha, năng suất bình quân 06 tấn/ha/năm, sản lượng đạt 9.000 tấn/năm; Diện tích nuôi trồng thủy sản mặt nước lớn (hồ chứa thủy lợi, thủy điện) đạt khoảng 10.000 ha, năng suất bình quân 02 tấn/ha/năm, sản lượng đạt 20.000 tấn/năm; Nuôi lồng, bè: tổng số lồng nuôi khoảng 2.000 lồng, có dung tích khoảng 200.000m3, năng suất bình quân 40kg/m3/năm, tổng sản lượng 8.000 tấn/năm; Tổng sản lượng thủy sản khai thác trên địa bàn đạt 5.000 tấn/ năm. Tổng sản lượng thủy sản 42.000 tấn, trong đó: nuôi trồng thủy sản đạt 37.000 tấn, sản lượng thủy sản khai thác 5.000 tấn; tổng giá trị đạt 2.100 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt trên 10%/năm.

Mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Ia ly, huyện Sa Thầy. Ảnh: L.K 

 Phát triển nuôi cá lồng với một số giống đặc sản có giá trị kinh tế cao; kết hợp bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản trên các lòng hồ thủy lợi, thủy điện; phát triển vùng nuôi cá nước lạnh tại huyện Kon Plông, Tu Mơ Rông ... và các vùng có tiềm năng có nguồn nước phù hợp. Xây dựng, phát triển mạng lưới tiêu thụ sản phẩm thủy sản đã qua chế biến và thủy sản tươi sống tại các địa phương. Đầu tư hệ thống kho lạnh thương mại dịch vụ tại trung tâm các tỉnh và cửa khẩu để lưu trữ sản phẩm thương mại và phục vụ xuất khẩu.

Định hướng đến năm 2045: Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt tỷ lệ từ 50 - 70% tổng diện tích mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh (khoảng 30.000 - 40.000 ha); tổng số khoảng 10.000 - 20.000 lồng; tổng sản lượng khoảng 100.000 tấn/năm, sản lượng khai thác 10.000 tấn/ năm. Duy trì tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 10%/năm.  Phát triển kinh tế ngành thủy sản nắm giữ vai trò trọng tâm trong cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ thông tin, công nghệ số 4.0 trong hoạt động quản lý, hoạt động sản xuất thủy sản, hoạt động giao dịch thương mại điện tử.

Phát triển các mô hình nuôi thủy sản ứng dụng công nghệ cao, nuôi hữu cơ, nuôi các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao. Tập trung phát triển sản phẩm chế biến sâu, tăng giá trị tỷ trọng ngành chế biến thủy sản, góp phần bảo đảm an ninh dinh dưỡng, thực phẩm, an sinh xã hội. Phấn đấu lao động ngành thủy sản có mức thu nhập ngang bằng mức thu nhập bình quân chung của cả nước.

Thời gian tới, tỉnh Kon Tum khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia sản xuất, ương các giống cá như: Cá Rô phi đơn tính, cá diêu hồng, cá trắm cỏ, cá lăng... để cung cấp cho các cơ sở nuôi thủy sản trên địa bàn. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, sinh sản nhân tạo các đối tượng cá có giá trị kinh tế cao; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các trang trại sản xuất giống truyền thống, đặc hữu phù hợp với yêu cầu địa phương nhằm cung cấp giống cho phát triển nuôi ở trên các hồ chứa lớn vào sản xuất giống thủy sản.

Đẩy mạnh sự chuyển dịch, tái cơ cấu kinh tế hộ nuôi trồng thủy sản thông qua chính sách đầu tư tập trung cho các vùng trọng điểm, cho lĩnh vực khoa học công nghệ và đầu tư các vùng nuôi trồng thủy sản công nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Trên cơ sở đó, đầu tư khai thác tối đa diện tích tiềm năng mặt nước ao hồ nhỏ để phát triển nuôi trồng thủy sản; kết hợp hài hòa, hợp lý và hiệu quả trong việc sử dụng có hiệu quả diện tích mặt nước lớn của các hồ chứa thủy lợi, thủy điện để nuôi trồng thủy sản với việc sử dụng tài nguyên nước cho các hoạt sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt, công nghiệp và điều tiết nước.

Đối với các hồ phục vụ du lịch: Ưu tiên cho việc phát triển nghề cá sinh thái, xây dựng các mô hình nuôi trồng thủy sản áp dụng quy trình nuôi trồng thủy sản đạt tiêu chuẩn VietGAP, thủy sản hữu cơ; ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất thủy sản nhằm nâng cao giá trị gia tăng, giảm chi phí sản xuất, giảm tổn thất sau thu hoạch với bảo vệ cảnh quan - môi trường phục vụ du lịch và phát triển bền vững ngành thủy sản.

Đối với các hồ thủy lợi lớn: Việc phát triển đều phải dựa trên sự cân đối nguồn nước với ưu tiên cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt. Ưu tiên phát triển hình thức khai thác thủy sản tự nhiên và nuôi cá mặt nước lớn; thả bổ sung các giống cá bản địa, các loài cá có giá trị với tỷ lệ thích hợp để tăng năng suất và xây dựng kế hoạch khai thác hợp lý nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản. Khuyến khích nuôi cá lồng, bè trong lòng hồ với quy mô nhỏ (hộ gia đình) đối với một số đối tượng có giá trị như: các loài cá Rô phi, cá Bống tượng, cá Lóc bông...

Đối với hồ thủy điện: việc phát triển nuôi trồng thủy sản gặp ít nhiều khó khăn do sự dao động mực nước trong hồ. Việc phát triển nuôi trồng thủy sản đối với các hồ này phải căn cứ điều kiện thực tế từng hồ và sự quản lý của doanh nghiệp quản lý hồ. Khuyến khích nuôi cá lồng, bè trong lòng hồ với quy mô lớn đối với một số đối tượng có giá trị như: cá Lăng đuôi đỏ, Thát lát, các loài Rô phi, cá Bống tượng, cá Lóc bông...

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật tiên tiến để phát triển nuôi trồng thủy sản; ứng dụng công nghệ số để xây dựng cơ sở dữ liệu ngành thủy sản (điều tra, nuôi trồng, khai thác, quan trắc và bảo vệ môi trường...), nâng cao năng lực quản lý ngành, đào tạo nguồn nhân lực trong phát triển thủy sản. Khuyến khích thành lập các HTX nông nghiệp phát triển nuôi trồng thủy sản gắn với khai thác, sơ chế, chế biến và tiêu thụ ở các hồ phát triển dịch vụ du lịch như: Làng Chài tại xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai... Đồng thời đẩy mạnh phát triển các hộ gia đình tham gia sơ chế các mặt hàng thủy sản như hàng phơi khô... nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Tổ chức điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống các loài thủy sản làm cơ sở cho hoạt động khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản ổn định, bền vững. Thực hiện bổ sung, thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản vào các hệ sinh thái thủy vực tự nhiên, các hồ chứa thủy điện, thủy lợi lớn trên địa bàn tỉnh; tổ chức khai thác hợp lý gắn với tái tạo và bảo vệ phát triển nguồn lợi thủy sản.

 

 

Lê Bình 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline