Hotline: 0941068156

Thứ tư, 18/09/2024 20:09

Tin nóng

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là khoáng sản nằm trong nhóm III

Thứ tư, 18/09/2024

Bảo vệ tài nguyên gắn với phát triển du lịch tại Khu bảo tồn Nam Xuân Lạc

Thứ bảy, 14/09/2024 06:09

TMO - Tỉnh Bắc Kạn đặt mục tiêu xây dựng Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn, qua đó góp phần khai thác hiệu quả gắn với bảo vệ nguồn tài nguyên tại Khu bảo tồn này.

Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc nằm trên địa bàn các xã Xuân Lạc, Đồng Lạc, Bản Thi thuộc huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Khu có diện tích rừng hơn 3.954ha với rừng tự nhiên chiếm hơn 99%. Ngành Kiểm lâm thống kê, Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc có 653 loài thực vật bậc cao, trong đó có 50 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam; 09 loài được ghi trong Danh lục đỏ IUCN. Tiêu biểu như các loại gỗ quý như: Nghiến, trai, đinh, phong lan và nhiều loài dược liệu quý gồm: Đẳng sâm, ba kích, kê huyết đằng…

Về khu hệ động vật, nơi đây đã ghi nhận sự có mặt của 29 loài thú, 47 loài chim và 12 loài bò sát. Đặc biệt nơi đây xuất hiện một số loài thú đặc biệt quý hiếm như: Khỉ đen, khỉ mốc, cu li lớn, cu li nhỏ, gấu chó, vạc hoa… Sự đa dạng sinh học của Khu bảo tồn tạo sức cuốn hút lớn đối với phát triển du lịch trải nghiệm, du lịch bảo tồn.

Bên cạnh đó, trong Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc còn lưu giữ được những chứng tích cách đây hàng trăm năm, khi thực dân Pháp khai thác khoáng sản tại đây. Đó là hệ thống các công trình đường hầm xuyên núi; hệ thống đầu tời, cáp treo; những con đường lát đá xuyên rừng già để vận chuyển khoáng sản của mỏ chì kẽm được cho là lớn nhất Việt Nam; khu nhà ở của người Pháp nằm trong thung lũng giữa rừng nay còn nguyên trạng… Cùng với đó là các địa danh có phong cảnh đẹp nguyên sơ như: Lũng Trang, Lũng Lỳ, hang nghiến, thác Nà Dạ…

Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc với giá trị tài nguyên đa dạng. Ảnh: BBK. 

Với những giá trị tài nguyên trên, Ban Quản lý Khu Bảo tồn mà nòng cốt là lực lượng kiểm lâm đã chủ động sắp xếp, bố trí lực lượng thành 05 trạm trực thuộc, thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng. Triển khai các giải pháp bảo tồn sinh cảnh rừng trên núi đá vôi; bảo tồn các mẫu hệ động vật, thực vật và các loài quý, hiếm đang sinh sống trong khu vực; kiểm soát phát hiện và xử lý kịp thời các đối tượng vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng và các hành vi gây thiệt hại đến Khu Bảo tồn. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho mọi đối tượng trong khu vực pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng đặc dụng...

Ngoài ra, công tác khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng phòng hộ và tái sinh rừng tự nhiên được chú trọng thực hiện với mục tiêu bảo vệ toàn bộ diện tích rừng hiện có, khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên, nâng cao chất lượng rừng. Các địa phương đã thường xuyên kiểm tra, giám sát về thực hiện trách nhiệm nghĩa vụ theo các nội dung quy định cụ thể trong hợp đồng đã được ký kết giữa với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng thôn bản,… trong việc nhận khoán bảo vệ và khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên.

Cùng với đó, nhiệm vụ của các hộ nhận khoán là tích cực tham gia tuyên truyền, vận động con em, người thân trong gia đình, dòng họ tại các thôn, bản nâng cao nhận thức về lợi ích của việc nhận khoán bảo vệ và khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên sẽ mang lại ý nghĩa quan trọng về mặt môi trường, bảo vệ nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất, đồng thời sẽ là nguồn thu ổn định, lâu dài cho cộng đồng thôn, bản và hộ gia đình.

Nhằm tiếp tục khai thác hiệu quả giá trị nguồn tài nguyên tại Khu bảo tồn này,  tỉnh Bắc Kạn phê duyệt Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc. Đây là khu bảo tồn đầu tiên của Bắc Kạn được kêu gọi đầu tư phát triển du lịch, tiến tới thực hiện ở toàn bộ các khu còn lại.

án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc đặt mục tiêu đến năm 2025, Ban Quản lý bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc đón được ít nhất 30% lượng khách du lịch đến huyện Chợ Đồn; thu hút được ít nhất một nhà đầu tư thuê môi trường rừng có trách nhiệm tham gia đầu tư phát triển các mô hình du lịch sinh thái đáp ứng được các tiêu chí đề ra của du lịch sinh thái ở Khu bảo tồn; tạo việc làm cho khoảng 50 lao động (cả trực tiếp và gián tiếp), góp phần tăng thu nhập bình quân đầu người của các xã vùng lõi và vùng đệm Khu bảo tồn; xây dựng được 10 - 20% các tuyến và công trình trên tuyến để phục vụ du lịch sinh thái…

Mục tiêu từ 2025 đến năm 2030 tăng trưởng 10%, mỗi năm đón được 50 - 75% lượng khách du lịch đến Chợ Đồn (bao gồm cả khách quốc tế và khách nội địa); 100% các tuyến, điểm phục vụ du lịch sinh thái trên tuyến được hoàn thành vận hành và hoạt động hiệu quả về môi trường, kinh tế và xã hội, góp phần tích cực vào các hoạt động bảo tồn, nâng cao nhận thức, thu nhập cho Khu bảo tồn và cộng đồng địa phương; 30% - 50% các công trình phục vụ đón tiếp, điều hành, nhà hàng dịch vụ, trò chơi… và 20% các công trình lưu trú nghỉ dưỡng tại các điểm du lịch nghỉ dưỡng được hoàn thiện và đưa vào sử dụng; du lịch dần trở thành một trong các nguồn thu cho Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc và là nguồn tái đầu tư quan trọng cho các hoạt động quản lý, bảo tồn thiên nhiên và phục hồi các loài, hệ sinh thái bị suy thoái.

Công tác bảo tồn, khai thác hiệu quả giá trị tài nguyên tại khu vực này được chú trọng triển khai. 

Theo Đề án, tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc sẽ phát triển 5 điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí gồm: Điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Cầu Mục; điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Lũng Trang; điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Lũng Lỳ; điểm du lịch sinh thái Bản Thi 1 và điểm du lịch sinh thái Bản Thi 2. Đồng thời phát triển 9 Tuyến du lịch gồm: Tuyến Ngã 3 Cầu Mục - Đầu Cáp Bình Trai - Phja Khao; tuyến Ngã 3 Cầu Mục - Lũng Trang - Lũng Lỳ - Lũng Nặm Thúm - thôn Nà Dạ; tuyến Ngã 3 Cầu Mục - Lũng Cháy; tuyến Ngã 3 Cầu Mục - Cốc Tộc; Tuyến Bản Thi - Đồng Lạc - Cốc Tộc; tuyến Ngã 3 Cầu Mục - Cao Bình; tuyến Lòng Bốc - Suối Nậm Phiêng - Khuổi Lịa; tuyến Phja Khao - Bản Thi và tuyến Ngã 3 Cầu Mục - Lũng Trang - Núi Tam Sao.

Tổng mức đầu tư khái toán của Đề án là trên 336 tỷ đồng, bao gồm nguồn vốn kêu gọi đầu tư xã hội hóa và nguồn hợp pháp khác trong giai đoạn từ 2024 - 2030. Sau khi Đề án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được phê duyệt, chủ rừng có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các đơn vị tổ chức, cá nhân có nhu cầu thuê môi trường rừng lập dự án đầu tư du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng thực hiện dự án theo đúng quy định của pháp luật.

Bắc Kạn là địa phương có hệ thống sinh thái đa dạng và phong phú. Việc thực hiện các biện pháp bảo tồn và quản lý đa dạng sinh học luôn được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm nhằm bảo vệ và phát triển các loài thực vật và động vật quý hiếm. Bắc Kạn có 05 hệ sinh thái là nơi cư trú của hơn 1.790 loài thực vật, 84 loài thú, 314 loài chim, 69 loài lưỡng cư - bò sát, 1.091 loài côn trùng, 109 loài cá… Đặc biệt, trong đó xác định được 213 loài động, thực vật quý hiếm, có giá trị bảo tồn cao. Do đó, tỉnh luôn quan tâm đến các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học thông qua Quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng bền vững Vườn quốc gia Ba Bể, Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc, Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ.

Tỉnh Bắc Kạn đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030: Thành lập 07 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học tại các Khu bảo tồn: Vườn thực vật Ba Bể với diện tích 20ha, Trung tâm Cứu hộ và bảo tồn, phát triển sinh vật với diện tích 2,55ha, Bảo tàng thiên nhiên với diện tích 0,5ha thuộc Vườn Quốc gia Ba Bể; Vườn thực vật Lũng Lỳ với diện tích 7,13ha, Vườn ươm Kéo Nàng với diện tích 2ha thuộc Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc; Vườn thực vật với diện tích 220ha, Trung tâm bảo tồn Du Sam diện tích 1ha thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ; xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học của tỉnh Bắc Kạn; khai thác hợp lý tiềm năng du lịch của các khu bảo tồn để phát triển du lịch.

 

 

Kim Thanh

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline