Hotline: 0941068156

Thứ năm, 09/05/2024 16:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 09/05/2024

Bảo vệ rừng trong phát triển kinh tế

Thứ năm, 09/12/2021 11:12

Bắc Kạn - Diện tích rừng tự nhiên trên 485.996 ha, trong đó diện tích đất có rừng là hơn 372.666 ha, những năm qua, Bắc Kạn đã thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng để khai thác tiềm năng thế mạnh này, duy trì tỷ lệ che phủ rừng dẫn đầu cả nước với 73,4%.

Thời gian đầu mới tái lập tỉnh, trong điều kiện khó khăn chung về kinh tế - xã hội, tỉnh Bắc Kạn thường xảy ra tình trạng đốt nương, làm rẫy, phá rừng, khiến diện tích rừng tự nhiên bị ảnh hưởng. Nhiều diện tích rừng bị bỏ hoang. Tuy nhiên, thực hiện các Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh về phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp, tỉnh đã trở thành điểm sáng về trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng.

(Ảnh minh họa)

Tại huyện Chợ Đồn, địa phương có tỷ lệ che phủ rừng lớn nhất tỉnh với 80,5%, các chính sách khuyến khích phát triển rừng đã có những hiệu quả nhất định với địa phương. Những năm qua, nhiều hộ gia đình trên địa bàn đã làm giàu bền vững từ kinh tế rừng. Kể từ khi thực hiện chính sách giao khoán rừng cho các hộ gia đình, người dân đã tập trung phát triển kinh tế, bảo vệ diện tích rừng hiện có. Thực hiện chủ trương chung của tỉnh về phát triển cây trồng gỗ lớn, huyện đã quan tâm phát triển các loại cây như như mỡ, trám, lát, quế… Vụ này gối tiếp vụ kia tạo nên những cánh rừng xanh bạt ngàn thay thế những diện tích đất trống, đồi trọc trước đây. Bên cạnh đó, huyện phát triển rừng vầu, tre để thu hoạch măng theo mùa. “Khi rừng có chủ”, người dân ý thức hơn trong việc bảo vệ và phát triển rừng, nhờ đó, độ che phủ rừng của địa phương đạt cao.

Tương tự như huyện Chợ Đồn, xuất phát từ điều kiện lợi thế về rừng tự nhiên, huyện Na Rì, Bạch Thông đã làm tốt công tác chăm sóc và bảo vệ rừng, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân. Cùng độ che phủ rừng 79%, những năm qua, cấp ủy, chính quyền hai địa phương đã thực hiện tốt chính sách phát triển kinh tế lâm nghiệp, xã hội hóa công tác trồng rừng, triển khai thêm các mô hình kinh tế dựa vào rừng, như trồng cây lá dong, dược liệu và nuôi ong rừng lấy mật. Các mô hình đó không chỉ góp phần nâng cao thu nhập cho bà con mà còn là giải pháp bảo vệ rừng hiệu quả. Bên cạnh đó, các địa phương đã khoanh vùng trồng, tập huấn kỹ thuật cho bà con, đồng thời tăng cường quản lý giống cây lâm nghiệp đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng.

Để nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm từ gỗ, cùng với mở rộng diện tích trồng rừng theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, hằng năm, tỉnh cụ thể hóa Nghị quyết bằng việc chỉ đạo cơ quan chuyên môn thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân lựa chọn trồng các loài cây phù hợp với từng điều kiện địa phương, trong đó ưu tiên trồng các loài cây gỗ lớn đa mục đích, cây bản địa nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Đồng thời, tăng cường đa dạng sinh học và khả năng phòng hộ của rừng, chuyển đổi cơ cấu sản phẩm từ khai thác gỗ non xuất bán dăm gỗ, sang khai thác gỗ lớn nhằm tạo vùng nguyên liệu tập trung, cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến đồ gỗ xuất khẩu.

Cùng với đó, lực lượng Kiểm lâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, đặc biệt tổ chức triển khai, thực hiện Luật Lâm nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật; thực hiện tốt công tác trực phòng cháy chữa cháy rừng; tăng cường kiểm tra đột xuất tình hình quản lý bảo vệ, phát triển rừng, chủ động bám nắm địa bàn được phân công nhằm phòng ngừa, ngăn chặn sớm các hành vi vi phạm ngay từ cơ sở.

Việc khai thác thế mạnh từ rừng, hiệu quả kinh tế rừng đã được khẳng định. Các loại cây trồng vừa góp phần nâng cao tỷ lệ che phủ rừng, vừa cho khai thác sản phẩm hàng hóa được các địa phương trong tỉnh lựa chọn trồng và nhân rộng diện tích. Ngoài việc khoanh nuôi, chăm sóc, bảo vệ rừng tự nhiên, người dân còn tích cực mở rộng diện tích rừng trồng. Với tiềm năng lớn về đất lâm nghiệp, tỉnh Bắc Kạn còn nhiều cơ hội để phát triển kinh tế rừng trong những năm tới, từ đó mang lại hiệu quả “kép”, vừa bảo vệ rừng vừa tạo nguồn thu nhập chính đáng cho bà con Nhân dân trong tỉnh.

 

Thanh Bình

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline