Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 04/05/2024 01:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 04/05/2024

Bảo vệ rừng gắn với ổn định, phát triển sinh kế cho người dân

Chủ nhật, 30/04/2023 12:04

TMO - Thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, tỉnh Bắc Kạn đã từng bước hình thành vùng nguyên liệu tập trung phục vụ công nghiệp chế biến gỗ và góp phần tích cực bảo vệ môi trường, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

UBND tỉnh Bắc Kạn cho biết, công tác lãnh đạo, chỉ chỉ đạo đối với lĩnh vực lâm nghiệp được Ban Thường vụ Tỉnh ủy triển khai đồng bộ, quyết liệt. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã cụ thể hóa chính sách phát triển lâm nghiệp thông qua các nghị quyết, văn bản chỉ đạo cụ thể. Nghị quyết số 02-NQ/ĐH của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI (nhiệm kỳ 2015 - 2020) xác định mục tiêu: “Trồng mới 6.500 ha rừng/năm, nâng độ che phủ rừng lên 72%” và xác định nhiệm vụ trọng tâm là “tập trung trồng rừng gắn với công nghiệp chế biến gỗ để nâng cao giá trị kinh tế rừng.

Nghị quyết số 16-NQ/ĐH ngày 28/10/2020 của Đại Đảng bộ tỉnh lần thứ XII (nhiệm kỳ 2020 - 2025) xác định mục tiêu: “diện tích trồng rừng bình quân/năm đạt 3.500 ha (trồng lại rừng sau khai thác và cây phân tán); duy trì tỷ lệ che phủ rừng 72,9%” và xác định nhiệm vụ trọng tâm là “Phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, đáp ứng nhu cầu thị trường. Mở rộng liên kết sản xuất và nâng cao chuỗi giá trị để tăng thu nhập cho người dân khu vực nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới.

Giai đoạn 2017-2022, toàn tỉnh trồng rừng mới được hơn 37.100ha. Ảnh: QĐ. 

Báo cáo của UBND tỉnh cho thấy, triển khai thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, Từ năm 2017-2022, nhiều vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp được xử lý kịp thời, không để xảy ra điểm nóng. Toàn tỉnh đã phát hiện và xử lý 2.983 vụ vi phạm, so với giai đoạn trước giảm 153 vụ. Công tác trồng rừng mới, chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ thành rừng kinh doanh gỗ lớn, trồng rừng thay thế được quan tâm thực hiện. Giai đoạn 2017-2022, toàn tỉnh trồng rừng mới được hơn 37.100ha... 

Từ 2017 đến nay, có 10 dự án được HĐND tỉnh chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng. Kết quả rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch 03 loại rừng của tỉnh cho thấy, toàn tỉnh hiện có tổng diện tích đất lâm nghiệp là 417.539ha (trong đó, 27.593ha rừng đặc dụng, 83.465ha rừng phòng hộ, 306.481ha rừng sản xuất), chiếm 86% tổng diện tích tự nhiên. 

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn. Tỉnh có diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ lớn song chủ yếu là rừng núi đá; người dân nơi đây đã sinh sống lâu đời, gắn bó với rừng từ trước khi thành lập các khu rừng đặc dụng, hầu hết đều có diện tích đất canh tác nông nghiệp rất ít, năng suất không cao và nhận được kinh phí từ khoán bảo vệ rừng thấp nên thu nhập không ổn định, cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Chính sách và nguồn lực hỗ trợ bảo vệ rừng tự nhiên trong giai đoạn đóng cửa rừng chưa phù hợp, chưa đáp ứng được nhu cầu cơ bản của người dân, chủ rừng. 

Bắc Kạn đồng thời bảo vệ, phát triển rừng gắn với ổn định sinh kế cho người dân thông qua các mô hình kinh tế dưới tán rừng. Ảnh: QT. 

Để khắc phục khó khăn, thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân, trong thời gian tới, tỉnh Bắc Kạn tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trong Chỉ thị số 13-CT/TW của Ban Bí thư đã đề ra.

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách của trung ương, của tỉnh về phát triển rừng và kinh tế lâm nghiệp; sử dụng hiệu quả nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia. Rà soát, đánh giá, kiểm soát chặt chẽ các quy hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội có tác động đến diện tích, chất lượng rừng. Rà soát, đánh giá kết quả thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2035 để phát huy hiệu quả kinh tế rừng.

Hiện tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 485.996 ha; diện tích đất có rừng bao gồm cả rừng trồng chưa khép tán 373.596,89 ha. Trong đó, rừng tự nhiên 272.349,78 ha; rừng trồng 101.247,11 ha (diện tích rừng trồng đã thành rừng 84.125,74 ha, diện tích đã trồng chưa đạt tiêu chí thành rừng 17.121,37 ha). Tỷ lệ che phủ rừng tỉnh Bắc Kạn năm 2022 đạt 73,35% (giảm 0,05% so với cùng kỳ năm 2021).

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng đồng thời ổn định, phát triển sinh kế cho người dân, UBND tỉnh yêu cầu ngành chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật về lâm nghiệp với nhiều nội dung, hình thức phù hợp với nhiều đối tượng, trong đó trọng tâm là rà soát, tổ chức ký cam kết lại đối với toàn bộ các cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn tỉnh. Tập trung xử lý dứt điểm các hành vi phá rừng trái pháp luật, kiên quyết đôn đốc nộp phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp thống kê tài sản, cưỡng chế tài sản để đảm bảo việc thực thi quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Tích cực phát triển kinh tế lâm nghiệp trong rừng tự nhiên. Cụ thể, khai thác bền vững lâm sản ngoài gỗ trong rừng tự nhiên (vầu, nứa, măng vầu, măng nứa, song, mây, dây gắm, giảo cổ lam...). Trồng cây dược liệu, cây lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng tự nhiên (chè hoa vàng, khôi nhung tía, thảo quả, cát sâm, gừng đá, bò khai, giảo cổ lam...). Làm giàu rừng tự nhiên bằng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, trồng bổ sung các loài cây trồng lâm nghiệp đa mục đích, giá trị kinh tế cao như cây hồi, giổi xanh, lim, dẻ ván ghép, trám, sấu…

 

 

Thu Hương 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline