Hotline: 0941068156

Thứ tư, 08/05/2024 01:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Thứ tư, 08/05/2024

Bảo vệ, phát triển rừng gắn với bảo đảm sinh kế cho người dân

Thứ sáu, 18/08/2023 07:08

TMO - Phát huy những lợi thế về điều kiện tự nhiên, tỉnh Kon Tum triển khai các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, thúc đẩy kinh tế lâm nghiệp, qua đó hướng tới mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh.

Nhờ triển khai có hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng nên diện tích rừng tự nhiên trên địa bàn được quản lý, bảo vệ tốt; độ che phủ rừng từ 62,3% năm 2017 được nâng lên 63,12% năm 2022, tăng khả năng phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ môi trường, bảo tồn tính đa dạng sinh học... Ngay sau khi Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12-01-2017 của Ban Bí thư Trung ương “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng” được ban hành, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 09/2017/NQ-HĐND, ngày 21-7-2017 "về Đề án phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Kon Tum"; Tỉnh uỷ khóa XVI đã có Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 25-11-2021 "về phát triển lâm nghiệp bền vững đến 2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh", tạo nền tảng cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn.

Theo đó, diện tích rừng tự nhiên được quản lý, bảo vệ tốt (giai đoạn 2017-2022 đã trồng mới được 11.686,56 ha rừng tập trung; khoanh nuôi phục hồi được 1.174,98 ha rừng và trồng được trên 2,5 triệu cây lâm nghiệp phân tán; độ che phủ rừng được nâng lên từ 62,3% năm 2017 lên 63,12% năm 2022), tăng khả năng phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ môi trường, bảo tồn tính đa dạng sinh học. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng được thực hiện chặt chẽ.

Công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh gắn với mục tiêu bảo đảm sinh kế, huy động người dân tham gia phát triển rừng. 

Trong giai đoạn 2017-2022, toàn tỉnh đã thu được 1.654 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng, trong đó Trung ương điều phối 1.297 tỷ đồng; thu nội tỉnh 357 tỷ đồng; đã tổ chức chi trả cho các chủ rừng và các đối tượng liên quan đúng quy định. Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng bàn, ghế gỗ các loại đạt 470.000 sản phẩm, thu 4,345 triệu USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2021.

Công tác theo dõi, nắm bắt thông tin và chủ động tổ chức lực lượng triệt phá các điểm khai thác, vận chuyển, cất giấu lâm sản trái phép được thực hiện quyết liệt. Nhờ đó, số vụ vi phạm giảm dần qua các năm, cụ thể: Năm 2018, số vụ vi phạm giảm 73 vụ so với năm 2017 (giảm 12,85 %); Năm 2019, số vụ vi phạm giảm 76 vụ so với năm 2018 (giảm 15,35 %); Năm 2021, số vụ vi phạm giảm 160 vụ so với năm 2020 (giảm 44,32 %); Năm 2022, số vụ vi phạm giảm 115 vụ so với năm 2021 (giảm 57,21 %).

Trong 6 tháng đầu năm 2023, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tiếp tục triển khai hiệu quả. Tính đến ngày 15/7/2023, các đơn vị, địa phương trên toàn tỉnh đã trồng mới được 1.078,74 ha rừng; 304.588 cây phát tán; 3,27 ha Sâm Ngọc Linh và 600,35 ha cây dược liệu khác… Tình hình vi phạm Luật Lâm nghiệp so với cùng kỳ năm 2022 giảm trên 3 tiêu chí: Tổng số vụ vi phạm giảm 32 vụ (giảm 51,6%); khối lượng vi phạm giảm 146,350 m3 gỗ (giảm 71,2%); diện tích thiệt hại giảm 26,648 ha (giảm 84,2%). Công tác trồng rừng, trồng dược liệu và cây phân tán được tập trung triển khai thực hiện nghiêm túc...

Thời gian qua, để bảo vệ và phát triển rừng, tỉnh Kon Tum đã triển khai nhiều dự án, chính sách nhằm khuyến khích người dân chung tay cùng chính quyền giữ vững diện tích rừng trên địa bàn và phát triển sinh kế nhờ rừng. Huyện Tu Mơ Rông hiện có hơn 85,7 nghìn ha rừng tự nhiên. Thời gian qua, các đơn vị chủ rừng là tổ chức và Ủy ban nhân dân xã đã giao khoán hơn 12,8 nghìn ha rừng cho các hộ gia đình, cộng đồng trên địa bàn huyện bảo vệ.

Từ nguồn giao khoán này, trung bình mỗi năm hộ dân các hộ dân thu về khoảng 12,7 triệu/năm; đối với cộng đồng là 197 triệu/năm thông qua chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Theo đánh giá của huyện Tu Mơ Rông, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã và đang mang lại lợi ích kép, vừa giúp người dân phát triển kinh tế, vừa phát huy vai trò của cộng đồng trong bảo vệ rừng. Nhờ đó, trong năm năm 2022, huyện xảy ra 3 vụ vi phạm trên lĩnh vực lâm nghiệp, giảm trên 57% số vụ vi phạm so với năm 2021. Đặc biệt, nhiều năm liền trên địa bàn huyện không xảy ra phá rừng, cháy rừng.

Những tháng đầu năm 2023, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Kon Tum đã thu hơn 103 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng; trong đó, 99% nguồn thu từ các thủy điện trên địa bàn. Nhờ nguồn thu này, những bước chân tuần tra rừng càng thêm vững vàng, người dân dần có thể sống dựa vào rừng, tập trung công tác quản lý, bảo vệ rừng, phủ xanh những khoảng đất trống, đồi trọc. Thông qua chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã tạo nguồn thu bền vững cho các chủ rừng để bảo vệ và phát triển rừng. Chính sách còn tạo ra nhiều việc làm cho các cộng đồng dân cư thôn, gia đình, nhất là những cộng đồng được nhà nước giao đất, giao rừng, có nhận khoán quản lý bảo vệ rừng. Các diện tích rừng ở các lưu vực cung ứng đã được bảo vệ tốt, không bị xâm lấn.

Công tác trồng rừng cũng như phát triển kinh tế dưới tán rừng được đẩy mạnh triển khai tại các địa phương trên địa bàn tỉnh. 

Bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh cũng còn một số hạn chế, như: Tình hình vi phạm Luật Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh tuy giảm mạnh nhưng vẫn còn xảy ra. Việc xử lý các vụ việc vi phạm Luật Lâm nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, chưa đủ sức răn đe, giáo dục, phòng ngừa chung. Việc thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực lâm nghiệp chưa hiệu quả. Các công ty lâm nghiệp sau chuyển đổi mô hình hoạt động chưa thu hút được vốn, chậm áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất dẫn đến hiệu quả sử dụng đất, tài nguyên rừng còn mặt hạn chế, chưa hình thành được các vùng sản xuất nông lâm sản, hàng hóa tập trung thâm canh gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ.

Để công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới tiếp tục được triển khai thực hiện có hiệu quả, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, đòi hỏi các cấp, các ngành, các địa phương trên địa bàn tỉnh cần tiếp tục triển khai có hiệu quả các giải pháp: Tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ, có hiệu quả Chỉ thị số 13-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương và các nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Thường xuyên rà soát những bất cập, vướng mắc trong quá trình thực hiện để đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế. Chú trọng thực hiện tái cơ cấu ngành lâm nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Quản lý, giám sát chặt chẽ các dự án có chuyển đổi mục đích sử dụng rừng; kiên quyết đình chỉ, thu hồi đối với các dự án chuyển mục đích sử dụng rừng có sai phạm, hoặc có nguy cơ gây thiệt hại lớn về rừng, môi trường sinh thái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của Nhân dân; xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân vi phạm, thiếu trách nhiệm trong công tác thẩm định, phê duyệt, cấp phép đầu tư dự án liên quan đến rừng và đất lâm nghiệp. Triển khai thực hiện có hiệu quả công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị địa phương trong công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh theo các quy chế, kế hoạch phối hợp đã ký kết. Quản lý chặt chẽ các cơ sở chế biến, kinh doanh lâm sản và mộc dân dụng trên địa bàn; kiên quyết đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép các cơ sở vi phạm. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch mạng lưới chế biến gỗ; ưu tiên nguồn lực để đầu tư xây dựng, di dời các cơ sở chế biến gỗ vào các khu, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, làng nghề trên địa bàn các huyện, thành phố...

 

 

Thu Hương

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline