Hotline: 0941068156

Thứ năm, 25/04/2024 11:04

Tin nóng

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Thứ năm, 25/04/2024

Bảo vệ, phát triển hệ sinh thái trên lưu vực sông Cửu Long

Thứ tư, 08/03/2023 07:03

TMO - Bảo tồn, phát triển và khai thác có trách nhiệm nguồn tài nguyên từ các hệ sinh thái trên lưu vực sông Cửu Long, góp phần đảm bảo tính toàn vẹn của hệ sinh thái, đa dạng sinh học là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long cần đẩy mạnh triển khai.

Lưu vực sông Cửu Long có hệ sinh thái đa dạng và đặc sắc từ hệ sinh thái biển, đảo, cửa sông cho đến đất ngập nước, rừng ngập mặn, cù lao châu thổ, với nhiều khu dự trữ sinh quyển, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên có tính đa dạng sinh học cao, như vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, Vườn Quốc gia U Minh Hạ (Cà Mau); Vườn Quốc gia U Minh Thượng, Vườn Quốc gia Phú Quốc (Kiên Giang); Vườn Quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp), Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Láng Sen (Long An), Khu Bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng (Hậu Giang).

Giá trị sinh thái của rừng ở ĐBSCL đã được xác định từ lâu và được đầu tư lớn vào vành đai rừng ngập mặn và rừng ngập nước trong vùng ngập lũ của ĐBSCL. Xu hướng suy giảm tỷ lệ che phủ rừng sẽ dừng lại và đến năm 2030, tỷ lệ che phủ rừng sẽ tăng nhẹ (9% tổng diện tích). Với việc phục hồi và bảo tồn rừng, nơi sinh sản của cá, tôm, cua, chim và các loài côn trùng được phục hồi - điều này rất quan trọng đối với đa dạng sinh học và sinh kế của người dân địa phương trong phát triển hệ thống canh tác sinh thái nông nghiệp và có thể kết hợp với du lịch sinh thái.

Đa dạng sinh học đặc trưng tại các vùng đất ngập nước, vườn quốc gia trên lưu vực sông Cửu Long cần được đẩy mạnh bảo tồn. 

Đẩy mạnh bảo tồn và phục hồi tính đa dạng sinh học vùng đất ngập nước (như Vườn quốc gia Tràm Chim và Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen), trồng sen và phát triển du lịch sinh thái, du lịch miệt vườn. Khuyến khích phát triển chăn nuôi thủy cầm. Việc trữ nước lượng lớn ở Vùng này vào mùa nước nổi có ý nghĩa quan trọng trong việc cấp nước cho đồng bằng vào mùa khô. Tuy nhiên, cần chú ý đến khả năng rút nước vào mùa khô để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái tự nhiên của khu vực này như tại Tràm Chim trong những năm vừa qua.

Trong bối cảnh hiện nay, một số biện pháp cần được thúc đẩy để bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước như đẩy mạnh triển khai hiệu quả Nghị định số 66/2019/NĐ-CP ngày 29/7/2019 về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước trên toàn quốc. Các địa phương cần ban hành kế hoạch hành động về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước; danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng của địa phương.

Cơ quan chức năng cần tổ chức các hoạt động tuyên truyền và huy động sự tham gia, cam kết của cộng đồng trong bảo tồn, sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước, dừng các hoạt động gây suy thoái các vùng đất ngập nước  và thúc đẩy phục hồi đa dạng sinh học các vùng đất ngập nước. Bên cạnh đó, cần tăng cường năng lực quản lý, nâng cao hiệu quả bảo tồn và sử dụng khôn khéo đất ngập nước, đặc biệt là phát huy được các giá trị dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước và bảo vệ được đặc tính sinh thái của các hệ sinh thái đất ngập nước  có giá trị cao về đa dạng sinh học, môi trường và kinh tế-xã hội.

Phục hồi, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên như rừng ngập mặn, hệ động thực vật... là nhiệm vụ quan trọng cần được triển khai. 

Để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, cần phục hồi và duy trì hệ sinh thái đất ngập nước, phục hồi và phát triển các khu rừng ngập mặn hướng đến việc tạo ra một vành đai xanh để bảo vệ bờ biển, chống xâm thực bờ biển và xâm nhập mặn; tăng cường đa dạng sinh học; chuyển đổi các hoạt đột nuôi trồng và đánh bắt thủy sản theo hướng bền vững để đảm bảo sinh kế cho các cộng đồng dân cư sống ở các tỉnh ven biển. Đồng thời, tổ chức các hoạt động giúp cho chính quyền địa phương và người dân ở cộng đồng ven biển hiểu biết tốt hơn về lợi ích của rừng ngập mặn và hệ sinh thái ven biển có liên quan trong vai trò là vùng đệm chống lại các tác động của biến đổi khí hậu, áp dụng các chiến lược thích ứng sáng tạo nhằm ứng phó hoặc thích ứng với sự biến đổi của khí hậu...

Lưu vực sông Cửu Long có tổng diện tích tự nhiên khoảng 39.945 km2, bao gồm: 13 tỉnh, thành phố: Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bến Tre, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và thành phố Cần Thơ. Lưu vực sông Cửu Long có vị trí rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Với tiềm năng nông nghiệp lớn, trong nhiều năm qua, lưu vực sông Cửu Long luôn đóng góp khoảng 50% sản lượng lúa gạo, 70% lượng trái cây của cả nước, và đóng góp 90% sản lượng gạo xuất khẩu, 60% sản lượng thủy sản xuất khẩu.

Nguồn nước lưu vực sông Cửu Long được đánh giá là dồi dào với tổng lượng tài nguyên nước hàng năm khoảng 474 tỷ m3 , trong đó lượng nước nội sinh từ mưa trên lưu vực sông Cửu Long khoảng 30 tỷ m3 và lượng nước từ thượng lưu chảy về LVSCL khoảng 441 tỷ m3.  Hiện nay, lưu vực sông Cửu Long đã và đang đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng, nhất là các tác động của biến đổi khí hậu như nước biển dâng  hạn hán, gia tăng xâm nhập mặn, xói lở bờ sông, bờ biển, sụt lún đất, các tác động do khai thác, sử dụng tài nguyên nước ở thượng lưu Mekong…

 

 

Thu Trà 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline