Hotline: 0941068156

Thứ tư, 15/05/2024 13:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ tư, 15/05/2024

Bảo vệ, khôi phục diện tích rừng phòng hộ ven biển

Thứ tư, 04/10/2023 07:10

TMO -  Rừng phòng hộ ven biển được xem là lá chắn thép ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Phát triển, bảo vệ rừng, nhất là rừng phòng hộ ven biển được tỉnh Sóc Trăng xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp quan trọng để thích ứng biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiệt hại, rủi ro thiên tai.

Những năm gần đây, tình hình biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh ngày càng phức tạp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các ngành liên quan và địa phương, đặc biệt là Chi cục Kiểm lâm đẩy mạnh công tác trồng, quản lý và bảo vệ rừng nhằm nâng cao độ che phủ của rừng, gia tăng chức năng phòng hộ (chắn gió, chắn sóng, chống xói lở) góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

Tác động của BĐKH làm cho mực nước biển dâng cao, hệ thống đê biển không thể chống chọi được, dẫn đến nguy cơ vỡ đê trong các trận bão lớn, khả năng tiêu thoát nước ra biển giảm, kéo theo mực nước ở các con sông nội địa dâng cao kết hợp gia tăng dòng chảy lũ làm ngập úng hoa màu, nhà cửa; gia tăng tình trạng xâm nhập mặn của biển vào đất liền. Từ đó, gây khó khăn cho công tác cấp nước phục vụ sản xuất; nước biển dâng và triều cường mạnh làm cho diện tích đất và rừng ngập mặn bị thu hẹp, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác triển khai trồng, bảo vệ, chăm sóc rừng ngập mặn ven biển.

Rừng ngập mặn ven biển tại Sóc Trăng giữ vai trò quan trọng như vành đai xanh, hạn chế tác động của thiên tai. 

Sóc Trăng có bờ biển dài 72km với gần 10.300 ha rừng, trong đó diện tích rừng phòng hộ ven biển khoảng 6.815ha. Rừng tập trung chủ yếu tại các địa phương: Cù Lao Dung, Long Phú, Trần Đề và thị xã Vĩnh Châu. Công tác trồng rừng tại Sóc Trăng bắt đầu từ năm 1991, từ đó đến nay diện tích rừng đều tăng lên hằng năm và trải dài trên cả 3 huyện, thị xã ven biển, nhờ đó phát huy được chức năng che chắn sóng biển, bảo vệ đê an toàn và ổn định cuộc sống người dân.

Để thực hiện hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng, tỉnh Sóc Trăng đã thành lập Ban Quản lý các dự án Lâm nghiệp kết hợp với Chi cục Kiểm lâm vừa thực hiện công tác bảo vệ rừng, vừa thực hiện các dự án trồng rừng; đồng thời, Ban Quản lý các dự án Lâm nghiệp tỉnh Sóc Trăng còn phối hợp với các tổ chức quốc tế triển khai hàng chục dự án trồng rừng ngập mặn ở những địa phương ven biển như: huyện Cù Lao Dung, huyện Trần Đề và TX. Vĩnh Châu. Đến hết tháng 8/2023, đã có hơn 20ha rừng được trồng mới. Theo khảo sát thực tế, diện tích bãi bồi có khả năng trồng mới rừng ngập mặn hiện nay của tỉnh khoảng 300 ha, đến năm 2030 có thể tăng đến 1.000 ha. 

Thời gian qua, các tổ chức phi lợi nhuận nhận thấy được tiềm năng to lớn về tác dụng phòng hộ của rừng ngập mặn đã mạnh dạn đầu tư trồng và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh. Trong đó, Quỹ Hỗ trợ cộng đồng sống bền vững có kế hoạch trồng 50 ha rừng ngập mặn trong 05 năm, năm 2022 đã trồng là 08 ha, kế hoạch năm 2023 là 10 ha. Ngoài ra còn có dự án Tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu thị xã Vĩnh Châu đã trồng hơn 04 ha rừng ngập mặn trong năm nay. 

Trước đó, trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2021, tỉnh Sóc Trăng đã trồng mới hơn 1.530 ha rừng ngập mặn tạo thành tường mềm giảm sóng biển với chiều dài khoảng 34km; tổ chức phục hồi 850 ha rừng kém chất lượng; đồng thời, trồng 766.155 cây phân tán. Hiện tại, một số diện tích đã đạt tiêu chí thành rừng, góp phần vào việc chắn sóng, lấn biển, bảo vệ đê biển và điều hòa khí hậu...Để bảo vệ và phát triển diện tích rừng, Chi cục Kiểm lâm Sóc Trăng đã tổ chức hàng chục lớp tập huấn, tuyên truyền phòng cháy chữa cháy và quản lý rừng tại các địa phương. Bên cạnh đó, ngành chức năng còn làm tốt công tác kiểm tra, theo dõi các điểm sạt lở và xâm thực biển. 

Bên cạnh vai trò quản lý của cơ quan chuyên môn, nhiều năm qua, Sóc Trăng còn duy trì và phát huy tốt vai trò của các tổ quản lý, bảo vệ rừng tại từng địa phương. Đây được xem là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò quan trọng trong công tác bảo vệ và phát triển diện tích rừng phòng hộ ven biển của tỉnh.  Toàn tỉnh Sóc Trăng hiện đã thành lập được 19 tổ quản lý, bảo vệ rừng tại 11 xã, phường, thị trấn với tổng số thành viên là 209 người.

Tổ quản lý, bảo vệ rừng không chỉ hỗ trợ đắc lực cho lực lượng kiểm lâm tỉnh trong công tác bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ven biển mà từng thành viên trong tổ còn là những tuyên truyền viên tích cực trong việc tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật liên quan về lĩnh vực lâm nghiệp đến người dân sống ở khu vực ven rừng. Nhờ vậy nhiều năm qua, tình trạng phá rừng hay lấn chiếm đất rừng không còn xảy ra, đa dạng sinh học của rừng được bảo vệ và ngày càng phát triển. Hầu hết các thành viên trong tổ quản lý, bảo vệ rừng rất tích cực trong công tác trồng rừng tại các địa phương. Khi rừng được trồng mới từ 3 - 5 ngày, các thành viên trong tổ rất cẩn thận trong khâu chăm sóc, kiểm tra, trồng dặm lại, nếu cây bị chết hoặc bị sóng đánh trôi dạt. Nhờ vậy, diện tích rừng luôn đảm bảo, nhất là đai rừng phòng hộ của tỉnh nhà phát triển tốt.

Tỉnh Sóc Trăng phát huy vai trò của các tổ cộng đồng, người dân trong công tác trồng, bảo vệ rừng phòng hộ ven biển. Ảnh: PA. 

Nhằm tạo điều kiện cải thiện thu nhập, cho các thành viên tổ để bà con an tâm gắn bó hơn với rừng, Chi cục Kiểm lâm Sóc Trăng đã tranh thủ sự hỗ trợ từ các chương trình, dự án, triển khai nhiều mô hình phát triển sinh kế hiệu quả như: mô hình nuôi vọp, ốc len… dưới tán rừng tại xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung đến các thành viên trong tổ quản lý, bảo vệ rừng. Hỗ trợ kinh phí đầu tư các mô hình: trồng rau màu an toàn trong nhà lưới, nuôi ếch thương phẩm... tại khu vực phường 1, thị xã Vĩnh Châu. Các mô hình trên vừa tạo sinh kế cho thành viên tổ quản lý, bảo vệ rừng và người dân tham gia giữ rừng, vừa bảo vệ tốt diện tích rừng và các loài thủy sản tự nhiên dưới tán rừng.

Bên cạnh tập trung triển khai các giải pháp để từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân ven biển, tỉnh Sóc Trăng cũng luôn chú trọng đến công tác thu hút các dự án đầu tư vào trồng rừng. Đối với các dự án này, ngoài việc thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định của pháp luật, tỉnh Sóc Trăng còn yêu cầu trong dự án bắt buộc phải có hợp phần hỗ trợ tạo sinh kế cho người dân sống ven rừng, đặc biệt là người tham gia tích cực vào công tác bảo vệ rừng.

Thời gian tới, để công tác trồng rừng ứng phó với BĐKH, tạo sinh kế cho người dân dưới tán rừng ngày càng tốt hơn, Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng sẽ tập trung xây dựng rừng giống, vườn ươm sản xuất cây giống phục vụ công tác trồng rừng phòng hộ ven biển; đồng thời, tăng cường bảo vệ rừng ngập mặn, chống sạt lở bờ biển, đặc biệt ưu tiên những khu vực có nguy cơ sạt lở cao; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, làm giàu rừng và bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn động vật, thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm tại các khu rừng có tính đa dạng sinh học cao vùng ven biển.

Sở NN&PTNT tỉnh sẽ phối hợp với các Sở, ban ngành, địa phương tổ chức theo dõi, giám sát, cập nhật cơ sở dữ liệu về tài nguyên rừng; triển khai giao đất gắn với giao rừng; cắm mốc phân định ranh giới rừng; lập hồ sơ quản lý rừng; xây dựng các mô hình nông lâm kết hợp, cải thiện sinh kế, tạo công ăn việc làm cho những người dân đang trực tiếp tham gia bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt là những người dân thuộc hộ nghèo và phụ nữ sinh sống ven rừng, góp phần giúp họ nâng cao thu nhập, ổn định đời sống và gắn bó lâu dài với hoạt động trồng và bảo vệ rừng.  đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức trong nước và quốc tế triển khai dự án trồng rừng, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ven biển gắn với tạo sinh kế cho người dân; kêu gọi các tập đoàn, doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch sinh thái rừng ngập mặn để tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân ven biển. 

 

 

Đức Hoàng 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline