Hotline: 0941068156

Thứ ba, 26/11/2024 02:11

Tin nóng

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Thứ ba, 26/11/2024

Bảo vệ hệ thống đê, kè xung yếu trong mùa mưa bão

Chủ nhật, 29/05/2022 17:05

TMO - Để chủ động phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2022, tỉnh Nam Định đã chỉ đạo các đơn vị chức năng, các địa phương tiếp tục có giải pháp bảo đảm an toàn đối với các điểm đê kè xung yếu và các khu dân cư ven đê trước mùa mưa bão năm 2022.

Theo thống kê từ Chi cục thủy lợi (Sở NN&PTNT tỉnh Nam Định) toàn tỉnh hiện có 663km đê và 8km đê biển Cồn Xanh. Trong đó có 99km đê biển; 274km đê sông từ cấp I đến cấp III; 298km đê dưới cấp III. Đồng thời, có trên 169km kè bảo vệ tuyến đê sông và đê biển.

Tuy nhiên, theo khảo sát hiện tỉnh còn có 39,8km đê còn thiếu cao trình so với thiết kế; 89,67km đê mặt đê còn nhỏ, hẹp so với quy chuẩn, chưa đảm bảo mặt cắt thiết kế; còn gần 7km đê cần xử lý thẩm lậu, rò rỉ, sạt trượt; trong 70,882km phát hiện có tổ mối trong thân đê thì còn hơn 18km chưa được xử lý, các đoạn khác vẫn phải chú ý theo dõi…

Tỉnh Nam Định chỉ đạo các địa phương cần rà soát, gia cố và nâng cấp các tuyến đê, đảm bảo phương án sẵn sàng ứng phó trong mùa mưa bão 

Qua kiểm tra thực địa, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) tỉnh xác định, năm 2022 toàn tỉnh có 24 trọng điểm xung yếu về phòng chống thiên tai cần đặc biệt chú trọng. Trong đó, có 19 trọng điểm trên đê sông, tuyến đê biển có 5 trọng điểm.

Để nâng cao năng lực ứng phó với thiên tai năm 2022, UBND tỉnh Nam Định yêu cầu các ngành chức năng, các huyện, thành phố tăng cường công tác quản lý, bảo vệ an toàn cho hệ thống đê kè với các nhiệm vụ chú trọng bảo đảm an toàn các vị trí trọng điểm xung yếu.

Chuẩn bị sẵn sàng triển khai phương án hộ đê, ứng phó trong điều kiện xảy ra bão, lũ lớn, kể cả trường hợp lũ vượt tần suất thiết kế; tăng cường kiểm tra các tuyến đê, kịp thời phát hiện và xử lý ngăn chặn các hành vi vi phạm đê điều. Kiểm tra việc chấp hành nội dung quyết định cấp phép đối với chủ đầu tư các công trình xây dựng liên quan đến đê điều theo quy định của Luật Đê điều.

Tại huyện Hải Hậu, địa phương này đã chủ động rà soát thực trạng hệ thống đê kè của địa phương. Đảm bảo chủ động phòng, chống được bão có sức gió cấp 10 xuất hiện cùng lúc với triều cường trung bình ở mức tần suất 5%. Hiện nay, trên địa bàn huyện đã có 23,76km đê được kiên cố tu bổ, nâng cấp theo hướng vững chắc chống được bão cấp 10. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, phát hiện kịp thời các sự cố sạt, sập tại đê kè biển, đê sông. 

Huyện đặc biệt yêu cầu các xã, thị trấn thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”; riêng các địa phương có đê sông, đê biển phải chuẩn bị lực lượng sẵn sàng huy động 200 lao động thường trực và 50 lao động xung kích thường trực tại mỗi trọng điểm. Đảm bảo phương tiện, vật tư dự trữ, tổ chức tu sửa đê điều, triển khai phương án hộ đê trước bão tại các vị trí trọng điểm, chú trọng tuyến đê thường xảy ra sạt lở do mưa như: Hải Hòa, Thịnh Long, các tuyến đê trọng điểm, các tuyến kè không còn bãi như kè Hải Thịnh 3, kè Cồn Tròn. 

Các địa phương có những tuyến đê xung yếu đang nhanh chóng hoàn thiện quá trình duy tu, sửa chữa 

Tại huyện Trực Ninh, để đảm bảo an toàn cho người dân và sản xuất trong mùa mưa bão năm nay, Hạt quản lý đê Trực Ninh đã phân công cán bộ bám sát địa bàn, án phận đê điều được giao để thực hiện chức năng tham mưu và thường trực 24/24 giờ; hướng dẫn kỹ thuật hộ đê cho lực lượng canh gác đê và lực lượng xung kích; thường xuyên kiểm tra, phát hiện, xử lý kịp thời ẩn họa trên công trình đê điều.

Ban Chỉ huy quân sự huyện tham mưu xây dựng phương án tổ chức diễn tập PCTT của huyện năm 2022 với nội dung “Thực hành phát quang mái đê, xử lý vi phạm hành lang an toàn đê; tìm kiếm ẩn họa thân đê” tại tuyến đê hữu Ninh thuộc địa phận các xã Trực Nội, Trực Mỹ. 

Huyện Ý Yên có 13 xã ven đê với 39,8km đê đại hà và đê bối; 28,1km đê bao, 29 kênh cống tiêu, tưới qua đê và hệ thống công trình thủy lợi nằm rải rác khắp địa bàn huyện. Địa phương này đã thành lập 5 cụm phòng chống thiên tai trên đê và bộ phận chỉ đạo chống úng nội đồng.

Về vật tư dự trữ, huyện đã chuẩn bị 2.519m3 đá hộc, 167,7 m3 đá dăm, 66 bộ rọ thép, 25 nhà bạt, 297 phao cứu sinh, 8 phao bè, 822 phao tròn, gần 10 nghìn m2 bạt chắn sóng 9.910m2  và 4.700 bao tải. Đồng thời phân bổ, giao 23 nhà bạt, 255 phao cứu sinh, 7 phao bè, 622 phao tròn cho 13 xã ven đê quản lý. Ngoài ra, các xã còn chủ động chuẩn bị 130 cái bạt chắn sóng, 38,5 nghìn cây tre, 114 nghìn bao tải, 22 nghìn con rồng rào, 160 xe vận tải nhỏ và đắp bổ sung 750m3 đất dự trữ ở vị trí gần các cống dưới đê.

Trong chiến dịch thủy lợi nội đồng năm nay, toàn huyện đã đào đắp gần 132 nghìn m3 đất; kiên cố hóa 32,93km kênh cấp 1 (đạt 100% chiều dài), 124,756km kênh cấp 2, hơn 115km kênh cấp 3… tu bổ, sửa chữa máy móc, thiết bị nhằm nâng cao năng lực tưới, tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và PCTT.

Việc thực hiện đồng bộ các biện pháp như trên nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống đê kè để phòng, chống, ứng phó có hiệu quả các hiện tượng thiên tai, giảm thiểu thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, nhất là ứng phó với siêu bão có thể xảy ra trong năm 2022.

 

Thanh Thúy 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline