Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 27/04/2024 14:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 27/04/2024

Bảo vệ hệ sinh thái ven biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Thứ bảy, 16/03/2024 06:03

TMO - Dự án Bảo vệ hệ sinh thái ven biển Đồng bằng sông Cửu Long hướng tới mục tiêu giảm thiểu các mối đe dọa đến đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản ven bờ, tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu của vùng ven biển tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Đồng bằng sông Cửu Long và các hệ sinh thái ven bờ là nơi tập trung của 70% rừng ngập mặn và 90% diện tích thảm cỏ biển tại Việt Nam. Được bồi đắp bởi trầm tích và chất dinh dưỡng từ sông Cửu Long, khu vực này trở thành môi trường thuận lợi để phát triển nguồn lợi thủy sản phong phú nhất tại Việt Nam, tạo sinh kế cho cộng đồng ven biển; đồng thời giảm tác động của thiên tai. Tuy nhiên, những khu vực sinh cảnh này và nhiều loài thủy sản có giá trị thương mại quan trọng đang phải đối mặt với nhiều mối đe dọa, gây tác động lâu dài đến sinh kế và cuộc sống nơi đây. Các vùng ven biển tại Việt Nam đang chịu áp lực lớn do tình trạng khai thác quá mức và phát triển chưa theo quy hoạch.

Vừa qua, tại thành phố Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang), Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), đại diện lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long phối hợp cùng Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) và Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF Việt Nam) tổ chức lễ khởi động Dự án Bảo vệ hệ sinh thái ven biển Đồng bằng sông Cửu Long (Dự án). 

Mục tiêu của Dự án là bảo vệ các hệ sinh thái ven biển quan trọng tại Đồng bằng sông Cửu Long.

Với ngân sách 2,9 triệu USD, dự án này có mục tiêu hỗ trợ giảm thiểu các mối đe dọa đến đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản ven bờ cũng như tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu của vùng ven biển tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Dự án được thực hiện phối hợp với các đối tác là các cơ quan trung ương của Việt Nam, chính quyền địa phương, doanh nghiệp, ban quản lý các khu bảo tồn biển, các đối tác phát triển và cộng đồng ngư dân.

Mục tiêu của dự án là bảo vệ các hệ sinh thái ven biển quan trọng tại Đồng bằng sông Cửu Long, với các hoạt động tập trung ở hai tỉnh Kiên Giang và Sóc Trăng. Điều này nhằm giải quyết các thách thức và nâng cao hiệu quả quản lý ngành thủy sản, bảo vệ hệ sinh thái ven biển. Từ đó, nâng cao khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu và góp phần bảo tồn đa dạng sinh học.  

Dự án Bảo vệ hệ sinh thái ven biển Đồng bằng sông Cửu Long góp phần thúc đẩy ưu tiên chung của USAID với Việt Nam nhằm tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nơi đóng vai trò rất quan trọng nhưng ngày càng dễ bị tổn thương, đồng thời đóng góp vào quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ. dự án sẽ thí điểm các biện pháp bảo tồn, khôi phục tài nguyên thiên nhiên tại Đồng bằng sông Cửu Long và có thể nhân rộng trên toàn quốc. Dự án cũng sẽ triển khai các hoạt động tập huấn và nâng cao năng lực, khảo sát, phân tích chính sách cũng như mô hình trình diễn

Các hoạt động của Dự án Bảo vệ hệ sinh thái ven biển Đồng bằng sông Cửu Long tập trung ở hai tỉnh Kiên Giang và Sóc Trăng nhằm hỗ trợ địa phương giải quyết những tồn tại, thách thức trong quản lý, sử dụng và khai thác tài nguyên thuỷ sản, giảm thiểu các mối đe dọa đối với đa dạng sinh học, môi trường và các hệ sinh thái thủy sinh. Dự án đồng thời chú trọng tới chuyển đổi nghề, cải thiện sinh kế cho cộng đồng ven biển.

Các kết quả của dự án sẽ được nhân rộng sang các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long thông qua các hội thảo, diễn đàn, hội nghị. Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nguồn lợi thủy sản; tăng cường sức chống chịu vùng ven biển cho sự phát triển bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long. Thông qua dự án, USAID sẽ hỗ trợ Việt Nam phục hồi và bảo tồn đa dạng sinh học khu vực ven biển, tăng cường quản lý nguồn lợi biển hướng tới phát triển nghề cá bền vững. Qua đó, nâng cao khả năng chống chịu của các cộng đồng ngư dân địa phương ven biển trước với tác động của biến đổi khí hậu.

 

 

Anh Thư 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline