Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 27/04/2024 01:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 27/04/2024

Bảo vệ, hạn chế thiệt hại do cháy rừng trong mùa khô

Thứ bảy, 11/03/2023 07:03

TMO - Khánh Hòa đang bắt đầu bước vào cao điểm mùa khô, nắng nóng kéo dài khiến nhiều diện tích rừng đứng trước nguy cơ bị cháy. Để chủ động phòng, chống cháy rừng, các địa phương và chủ rừng trong tỉnh đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp; trong đó chú trọng việc nâng cao trách nhiệm của các cộng đồng dân cư.

Cao điểm mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8 hàng năm là thời điểm nguy cơ cháy rừng rất cao. Theo số liệu thống kê của Chi cục Kiểm lâm, toàn tỉnh có hơn 62.250ha rừng có nguy cơ dễ cháy, gồm 31.900ha rừng tự nhiên và hơn 30.350ha rừng trồng. Trong đó, TP. Nha Trang có hơn 1.389ha, TP. Cam Ranh có hơn 1.079ha, thị xã Ninh Hòa có hơn 4.780ha, huyện Khánh Vĩnh có hơn 33.949ha, huyện Khánh Sơn có hơn 7.748ha, huyện Diên Khánh có hơn 4.441ha, huyện Cam Lâm có hơn 7.323ha, huyện Vạn Ninh có hơn 1.541ha.

Qua rà soát của các đơn vị quản lý rừng trên địa bàn, từ tháng 3 đến tháng 8, nắng gay gắt kèm theo gió thổi mạnh nên nếu xảy ra cháy rừng thì tốc độ cháy lan sẽ rất nhanh. Trong khi đó, một số người dân vào rừng dùng lửa bất cẩn, gặp thời tiết khô hanh rất dễ gây cháy rừng. Các hộ khi đốt dọn nương rẫy, đốt lá mía… nếu không làm ranh trước lúc đốt, không tuân thủ về thời gian đốt dọn, không báo cho chính quyền địa phương và cơ quan chức năng thì sẽ rất dễ dẫn đến nguy cơ cháy lan ra rừng. 

Công tác diễn tập phòng, chống cháy rừng được triển khai hiệu quả tại các địa phương. 

Xác định nguy cơ cháy rừng cao trong mùa khô năm nay, lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm cho biết, lực lượng kiểm lâm các cấp trong tỉnh sẽ tăng cường lực lượng để tham mưu cho các cấp chính quyền thực hiện tốt công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR); tổ chức kiểm tra việc thực thi phương án PCCCR của các chủ rừng để có kiến nghị, đề xuất, hướng xử lý kịp thời; bố trí lực lượng trực theo dõi thông tin cảnh báo cháy rừng trên hệ thống thông tin cảnh báo cháy sớm quốc gia để chuyển đến cơ sở kiểm tra, chỉ đạo, huy động lực lượng chữa cháy rừng khi có cháy trong thời gian sớm nhất; tham mưu cho UBND các cấp huy động lực lượng Công an, Quân đội phối hợp tham gia chữa cháy trong các tình huống xảy ra cháy rừng trên diện rộng vượt quá khả năng của cơ sở…

Ngay từ đầu năm, các đơn vị chủ rừng trong tỉnh đã khẩn trương rà soát, hoàn thiện kỹ phương án phòng, chống cháy rừng để triển khai công tác phòng cháy. Các đơn vị chú trọng thi công ranh cản lửa, giảm thiểu lượng vật liệu cháy dưới tán rừng; bố trí nhân lực, vật lực, trang bị, phương tiện phù hợp với từng địa điểm, khu vực có nguy cơ cháy cao nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời các tình huống, không để xảy ra cháy lớn. Trong cao điểm mùa khô, các đơn vị còn hợp đồng thêm nhân lực để trực 24/24 giờ; tổ chức canh phòng, kiểm soát chặt chẽ người vào các khu vực rừng có nguy cơ cháy cao…

Từ kinh nghiệm công tác phòng, chống cháy rừng những năm qua, nhiều đơn vị chủ rừng xác định, để phòng, chống cháy rừng tốt, phải thực hiện giảm vật liệu cháy ở những khu vực trọng điểm, kịp thời phát hiện đám cháy giai đoạn mới bén lửa, lực lượng bảo vệ rừng phải tập trung tối đa cho công tác phòng cháy trong cao điểm mùa khô.

Bên cạnh đó, phối hợp với các đơn vị chủ rừng, UBND cấp xã tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân, nhất là các hộ canh tác nương rẫy, sản xuất nông nghiêp gần rừng để các hộ đốt nương rẫy, vệ sinh đồng ruộng đúng quy định, không gây cháy lan vào rừng; hướng dẫn người dân khi đốt dọn phải làm đường ranh cản lửa, cắt cử đủ người canh coi để kịp thời xử lý khi có cháy lan; đốt lúc sáng sớm hoặc chiều tối…

Cùng với việc chủ động phương án phòng chống cháy rừng trong cao điểm mùa khô, UBND tỉnh Khánh Hòa yêu cầu các Sở, ban ngành, cơ quan, đơn vị và chính quyền các địa phương liên quan tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật, cháy rừng. 

 

 

Hải Đăng

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline