Hotline: 0941068156

Thứ tư, 02/04/2025 12:04

Tin nóng

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

[15 năm Cây Di sản Việt Nam] Hành trình kết nối cộng đồng chung tay bảo vệ cảnh quan, môi trường

Thứ tư, 02/04/2025

Bảo vệ đa dạng sinh học tại vùng biển Tam Hải

Thứ tư, 27/03/2024 13:03

TMO - Tỉnh Quảng Nam đẩy mạnh nghiên cứu đa dạng sinh học, tiến tới thành lập Khu bảo tồn biển Tam Hải (huyện Núi Thành) để gìn giữ, phát huy đa dạng sinh thái, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. 

Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Nam cho biết, trong các hệ sinh thái tự nhiên của tỉnh phải kể đến hệ sinh thái biển và ven bờ. Hệ sinh thái này đóng vai trò rất quan trọng về phương diện cung cấp nguồn lợi thực phẩm, nơi cư trú, bãi đẻ và ươn giống cho rất nhiều đối tượng sinh vật, duy trì cân bằng sinh thái. Trong đó, khu vực xã đảo Tam Hải là một trong những nơi có đa dạng sinh học cao của Quảng Nam. 

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh đã phối hợp với Viện Hải dương học tổ chức thực hiện đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất thiết lập khu bảo tồn biển khu vực xã Tam Hải, Núi Thành”. Nhóm thực hiện đề tài đã khảo sát vùng đất ngập nước ven biển, ven đảo tại Tam Hải và khu vực lân cận. Đây là vùng biển ven bờ, ven vũng, vịnh và chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ hải văn, được giới hạn đến độ sâu 6m tính từ đường mép nước biển thấp nhất trong vùng nhiều năm, diện tích khoảng 1.741ha.

Khu vực xã đảo Tam Hải là một trong những nơi có đa dạng sinh học cao của tỉnh Quảng Nam.  

Kết quả thu được, về mặt hình thái, bề mặt này tương đối bằng phẳng và nghiêng thoải về phía biển, bãi dưới triều có bề mặt gần như nằm ngang, là nơi thường xuyên chịu tác động của sóng vỗ bờ...Về thảm cỏ biển: bãi triều thấp có cỏ biển nằm thấp dưới mực nước trung bình. Cỏ biển phân bố tập trung ở ven bờ xã Tam Quang, Tam Giang, Cồn Si (Tam Hải)... với tổng diện tích khoảng 78,4ha. Rạn san hô tại khu vực biển Bàn Than thuộc kiểu rạn nền trên các bãi cạn trước cửa vịnh An Hòa và bãi Rạn Lớn.

Các nhà khoa học cũng đã khảo sát các vùng bờ biển có vách đá; bãi vùng gian triều, bãi bùn sét, cát, sỏi, cuội, cồn cát; vùng nước cửa sông; rừng ngập mặn… Kết quả cho thấy, tài nguyên vùng đất ngập nước khu vực Tam Hải và các vùng lân cận rất phong phú, có vai trò quan trọng đối với đa dạng sinh học, hệ sinh thái cửa sông ven biển.

Trong các hệ sinh thái tự nhiên của tỉnh phải kể đến hệ sinh thái biển và ven bờ đóng vai trò rất quan trọng về phương diện cung cấp nguồn lợi thực phẩm, nơi cư trú, bãi đẻ và ươn giống cho rất nhiều các đối tượng sinh vật, duy trì cân bằng sinh thái và cũng là môi trường thuận lợi phát triển nghề nuôi trồng biển. Trong đó, khu vực xã đảo Tam Hải là một trong những nơi có đa dạng sinh học cao của tỉnh Quảng Nam.

Theo kết quả điều tra, khảo sát của Viện Hải dương học, vùng biển Tam Hải hiện có gần 78,4ha thảm cỏ biển, 196,7ha san hô và rừng ngập mặn có diện tích 110ha với 173 loài san hô cứng, 174 loài cá rạn san hô, 44 loài thuộc nhóm động vật không xương sống kích thước lớn và 66 loài rong biển; trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao và là nguồn kinh tế chính của cư dân xã đảo.

Người dân khai thác rong mơ tại khu vực ven biển Tam Hải. 

Thời gian qua, cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, sự tác động của tự nhiên và con người có ảnh hưởng nghiêm trọng đến đa dạng sinh học và hệ sinh thái biển tại khu vực xã Tam Hải. Do đó, công tác điều tra nghiên cứu tài nguyên các hệ sinh thái khu vực này là cần thiết nhằm phục vụ cho công tác bảo tồn, phục hồi đa dạng sinh học góp phần phát triển kinh tế, xã hội theo hướng bền vững.

Bộ NN&PTNT khẳng định, việc thành lập các khu bảo tồn biển là công cụ quản lý hữu hiệu để bảo toàn tính bền vững của các vùng biển và các ngành kinh tế biển dựa vào nguồn lợi tự nhiên như nghề cá, du lịch, các dịch vụ đi kèm. Ngoài 12 khu bảo tồn biển trên cả nước đã đi vào hoạt động, đã xác định thêm 19 khu vực rất có tiềm năng để thành lập khu bảo tồn biển, trong đó có khu vực Tam Hải.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đề xuất cơ quan chức năng hỗ trợ điều tra, khảo sát, thu thập số liệu, xây dựng quy hoạch chi tiết để thành lập khu bảo tồn biển Tam Hải nhằm gìn giữ đa dạng sinh thái biển. Việc tiến tới thành lập Khu bảo tồn biển Tam Hải phương thức quản lý các nguồn tài nguyên, sinh vật biển sẽ dựa trên sự phối hợp giữa người dân, cơ quan quản lý và doanh nghiệp. Trong đó, Nhà nước chia sẻ quyền hạn, trách nhiệm và chức năng quản lý với những người sử dụng nguồn lợi. Người dân ý thức quyền lợi, trách nhiệm, cùng chung tay bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học, bảo vệ các hệ sinh thái, tài nguyên thiên nhiên. 

 

 

Thu Hằng

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline