Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 04/04/2025 23:04

Tin nóng

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 04/04/2025

Bảo vệ các loài động vật hoang dã trên bán đảo Sơn Trà

Thứ bảy, 15/04/2023 12:04

TMO - Bán đảo Sơn Trà được xem là "lá phổi xanh" của thành phố Đà Nẵng, rừng đặc dụng Sơn Trà có nhiều động vật hoang dã quý hiếm như nai, chồn, hoẵng, các loài khỉ... đặc biệt là loài linh trưởng voọc chà vá chân nâu. Thời gian gần đây, nạn tình trạng xâm nhập trái phép, bẫy thú nguy cơ đe dọa đến đa dạng sinh học tại khu vực này.

Bán đảo Sơn Trà có tính đa dạng sinh học cao và đặc thù của hệ sinh thái bán đảo. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, số lượng loài thực vật trên bán đảo Sơn Trà chiếm 14% hệ thực vật cả nước; số lượng chim di cư chiếm 13,2% tổng số loài chim di cư của Việt Nam, một số loài có quần thể kích thước lớn có thể kể đến như: khỉ, voọc chà vá chân nâu… Ngoài ra, thành phố Đà Nẵng nằm ở vị trí giao giữa hai miền bắc và nam nên hệ động, thực vật có tính đặc thù của của cả hai miền. 

Tại khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà đang có tổng số 1.679 loài động, thực vật; trong đó có 10 loài thực vật, 58 loài động vật được xác định nguy cấp, quý, hiếm, đặc hữu được xác định theo “danh lục đỏ” của Liên minh Quốc tế bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên (IUCN), Sách đỏ Việt Nam, Công ước CITES… Đặc biệt, theo nghiên cứu và khảo sát thực tế, có 720 cá thể voọc chà vá chân nâu trên tổng số 88 đàn tại khu bảo tồn. 

Từ đầu đến nay lực lượng kiểm lâm phát hiện, gỡ bỏ và thu giữ 459 bẫy thú các loại trên bán đảo Sơn Trà. 

Hạt Kiểm lâm liên quận Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn (thành phố Đà Nẵng) cho biết, thời gian gần đây tình trạng bẫy thú bằng sắt có tính sát thương cao do đối tượng xấu để lại đang xuất hiện ngày càng nhiều. Trong giai đoạn 2020-2022, do hạn chế đi lại, thực hiện giãn cách chống dịch, tình trạng này được kiểm soát nhưng gần đây tái diễn.

Từ đầu năm đến nay, lực lượng kiểm lâm liên quận Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn đã thực hiện gần 100 đợt tuần tra đường bộ, phát hiện, gỡ bỏ và thu giữ 459 bẫy thú các loại, phá 2 lán trại trái phép; phát hiện và tái thả 3 cá thể hoang dã về với tự nhiên. Số bẫy thú được phát hiện lần này tăng gấp nhiều lần so với cùng kỳ năm 2022 với 32 loại bẫy thú được phát hiện. Ngay trong ngày tiếp nhận thông tin phản ánh về clip trên mạng xã hội, lực lượng kiểm lâm đã đến kiểm tra hiện trường và tiếp tục phát hiện, gỡ bỏ và thu giữ thêm nhiều loại bẫy tương tự tại khu vực xung quanh.

Hạt Kiểm lâm liên quận Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn cho biết, lợi dụng việc nhiều du khách đến tham quan trên bán đảo Sơn Trà, cùng với đặc thù giao thông trên bán đảo ngang dọc, thông suốt các đối tượng xấu đã trà trộn vào từ nhiều tuyến đường kể cả những tuyến không chính thống khiến lực lượng chức năng khó có thể kiểm soát hết hơn 90 km tất cả tuyến đường trên bán đảo Sơn Trà. 

Trong khi đó, nhân sự tại Hạt Kiểm lâm chỉ có 8 người, quản lý 3.791 ha đất rừng, vì vậy, công tác quản lý, giám sát rất khó khăn. Ngoài ra, nơi đây còn đón hàng trăm, cao điểm lên tới hơn 1.000 khách quan quan mỗi ngày. Chỉ trong thời gian ngắn, lực lượng kiểm lâm đã phải nhắc nhở, buộc ra khỏi rừng gần 500 lượt người dân, du khách có hành vi xâm nhập rừng trái phép. 

Lực lượng kiểm lâm liên quận Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn sẽ tăng cường tần suất tuần tra rừng để kịp thời phát hiện những trường hợp vi phạm. Ảnh: V.Trực. 

Hiện tại, để ngăn chặn hành vi xâm nhập rừng trái phép lực lượng kiểm lâm tiến hành chia từng nhóm và tăng cường tuần tra xuyên rừng với tần suất cao, trong quá trình đó nếu phát hiện đối tượng khả nghi sẽ tiến hành kiểm tra và nếu vi phạm sẽ xử lý theo luật pháp quy định. Báo động tình trạng đặt bẫy thú hoang trên bán đảo Sơn Trà, lực lượng kiểm lâm liên quận Sơn Trà-Ngũ Hành Sơn một lần nữa gửi thông điệp kêu gọi người dân hãy chung tay bảo vệ hệ sinh thái trên bán đảo Sơn Trà, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi săn bắt, đặt bẫy thú rừng tại bán đảo này.

Bảo vệ hệ sinh thái trên bán đảo Sơn Trà không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng, mà mỗi một cá nhân khi đã đặt chân lên bán đảo đều phải ý thức được trách nhiệm với rừng. Thời gian qua, rất nhiều cá nhân, tổ chức đã tình nguyện nhặt rác làm sạch Sơn Trà; rất nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh, những người yêu vọoc chà vá chân nâu vẫn ngày ngày lên núi - họ, như những người thầm lặng phát hiện, cứu sống nhiều cá thể động vật hoang dã bị dính bẫy thú hoang. 

Để bảo vệ hiệu quả động vật hoang dã tại bán đảo Sơn Trà, UBND quận Sơn Trà yêu cầu Hạt Kiểm lâm liên quận Sơn Trà-Ngũ Hành Sơn chủ trì, phối hợp với UBND phường Thọ Quang, Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng cùng các đơn vị liên quan kiểm tra, truy quét, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm liên quan về công tác bảo vệ, phát triển rừng, động vật hoang dã, phòng cháy, chữa cháy rừng và gửi báo cáo hàng tháng về UBND quận Sơn Trà.

 

 

Lê Hằng

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline