Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 22/02/2025 14:02

Tin nóng

Thủ tướng: Chú trọng phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Ông Nguyễn Chí Dũng và Mai Văn Chính làm Phó Thủ tướng Chính phủ

Các địa phương cần chủ động phương án ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

 Bắc Giang: Gạo cổ thụ 160 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Dương: Duối cổ thụ hơn 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản

Kỳ họp bất thường lần thứ 9: Cần tư duy mới, cách làm mới, đột phá về thể chế

Đến năm 2030 hoàn thiện cơ chế chính sách ứng dụng năng lượng nguyên tử

Rét đậm, rét hại có thể kéo dài, các địa phương cần chủ động ứng phó

Lào Cai: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tình hình sản xuất nông, lâm, thủy sản và công nghiệp tháng 1/2025

18 địa phương được giao mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 10% trở lên

Hành động quyết liệt để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Hà Nội dừng trình diễn drone trong đêm đón Giao thừa Tết Ất Tỵ

Thứ bảy, 22/02/2025

Bảo vệ các loài động vật hoang dã tại bán đảo Sơn Trà

Thứ ba, 19/09/2023 14:09

TMO - Tình trạng xâm nhập trái phép, bẫy thú gia tăng đang đe dọa nghiêm trọng đến đa dạng sinh học nhất là các loài động vật hoang dã quý hiếm như nai, chồn, hoẵng, các loài khỉ... đặc biệt là loài linh trưởng voọc chà vá chân nâu tại bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng).

Bán đảo Sơn Trà là khu bảo tồn thiên nhiên của Đà Nẵng, môi trường sống của nhiều loài động vật hoang dã. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, số lượng loài thực vật trên bán đảo Sơn Trà chiếm 14% hệ thực vật cả nước; số lượng chim di cư chiếm 13,2% tổng số loài chim di cư của Việt Nam, một số loài có quần thể kích thước lớn có thể kể đến như: khỉ, voọc chà vá chân nâu…

Tại khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà đang có tổng số 1.679 loài động, thực vật; trong đó có 10 loài thực vật, 58 loài động vật được xác định nguy cấp, quý, hiếm, đặc hữu được xác định theo “danh lục đỏ” của Liên minh Quốc tế bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên (IUCN), Sách đỏ Việt Nam, Công ước CITES… Đặc biệt, theo nghiên cứu và khảo sát thực tế, có 720 cá thể voọc chà vá chân nâu trên tổng số 88 đàn tại khu bảo tồn. 

Theo Hạt Kiểm lâm liên quận Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn (TP Đà Nẵng), bán đảo Sơn Trà có đặc thù là giao thông ngang dọc thông suốt, người dân rất dễ xâm nhập rừng tự nhiên, ngày cao điểm có hơn 1.000 khách tham quan. Trong khi đó, tình trạng bẫy thú bằng sắt có tính sát thương cao do đối tượng xấu để lại đang xuất hiện ngày càng nhiều.

Lực lượng kiểm lâm xử lý các bẫy thú tại khu vực bán đảo Sơn Trà. Ảnh: NT. 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP. Đà Nẵng cho biết, trong 9 tháng của năm 2023, các lực lượng kiểm lâm của thành phố đã tiến hành nhiều đợt truy quét bảo vệ rừng, tháo gỡ, tiêu hủy hàng trăm loại bẫy thú rừng. Cụ thể, Chi cục Kiểm lâm, Hạt kiểm lâm liên quận Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn đã mở 84 đợt truy quét bảo vệ rừng, tháo gỡ, tiêu hủy 708 bẫy thú các loại. Trong đó, có 485 dây bẫy bằng cáp nhỏ, 1.213 bẫy kẹp, 2 chuồng bẫy bằng lưới sắt, 8 bẫy lồng. Lực lượng cũng tiêu hủy 2 lán trại che bằng bạt, cứu hộ 2 cá thể sóc, 1 cá thể chuột rừng bị dính bẫy và tiêu hủy 1 cá thể chồn đã chết do dính bẫy.

Đáng chú ý, cơ quan chức năng lập biên bản 9 vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp, trong đó có 7 vụ (12 nghi phạm) vi phạm các quy định chung của nhà nước về bảo vệ rừng, 1 vụ vi phạm phá rừng trái pháp luật tiểu khu 64 Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà (dọn thực bì, chặt một số cây rừng có đường kính 6 - 7 cm, cao 2 - 5 m trong rừng đặc dụng với diện tích 289 m2 để trồng keo), 1 vụ vi phạm về tàng trữ, mua bán, chế biến lâm sản trái pháp luật, xử phạt tiền gần 35 triệu đồng, buộc trồng lại rừng, tịch thu, tiêu hủy 23,5 kg thịt lợn rừng.

Lực lượng liên ngành cũng đã tuần tra 130 đợt ban ngày, 30 đợt ban đêm, nhắc nhở 1.806 lượt du khách về PCCC, không cho khỉ ăn. Đối với 5 tổ chức, 22 hộ dân kinh doanh trên bán đảo Sơn Trà, cơ quan chức năng tiến hành cho ký cam kết bảo vệ rừng và động vật hoang dã đồng thời phối hợp với các lực lượng liên ngành trong công tác bảo vệ rừng.

Đội tuần tra liên ngành Bảo vệ rừng, Phòng cháy chữa cháy rừng quận Sơn Trà xác định khu vực thường xuyên có bẫy thú để tăng cường xử lý. Ảnh: QD. 

Hạt Kiểm lâm liên quận Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn cho biết, lợi dụng việc nhiều du khách đến tham quan trên bán đảo Sơn Trà, cùng với đặc thù giao thông trên bán đảo ngang dọc, thông suốt các đối tượng xấu đã trà trộn vào từ nhiều tuyến đường kể cả những tuyến không chính thống khiến lực lượng chức năng khó có thể kiểm soát hết hơn 90 km tất cả tuyến đường trên bán đảo Sơn Trà. 

Để ngăn chặn hành vi xâm nhập rừng trái phép lực lượng kiểm lâm tiến hành chia từng nhóm và tăng cường tuần tra xuyên rừng với tần suất cao, trong quá trình đó nếu phát hiện đối tượng khả nghi sẽ tiến hành kiểm tra và nếu vi phạm sẽ xử lý theo luật pháp quy định. Báo động tình trạng đặt bẫy thú hoang trên bán đảo Sơn Trà, lực lượng kiểm lâm liên quận Sơn Trà-Ngũ Hành Sơn một lần nữa gửi thông điệp kêu gọi người dân hãy chung tay bảo vệ hệ sinh thái trên bán đảo Sơn Trà, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi săn bắt, đặt bẫy thú rừng tại bán đảo này.

Để bảo vệ hiệu quả động vật hoang dã tại bán đảo Sơn Trà, UBND quận Sơn Trà yêu cầu Hạt Kiểm lâm liên quận Sơn Trà-Ngũ Hành Sơn chủ trì, phối hợp với UBND phường Thọ Quang, Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng cùng các đơn vị liên quan kiểm tra, truy quét, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm liên quan về công tác bảo vệ, phát triển rừng, động vật hoang dã, phòng cháy, chữa cháy rừng và gửi báo cáo hàng tháng về UBND quận Sơn Trà.

 

 

Mạnh Đức 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline