Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 18/01/2025 18:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ bảy, 18/01/2025

Bảo tồn và phát triển hai loài lan nguy cấp, quý hiếm

Thứ tư, 26/06/2024 07:06

TMO - Các nhà khoa học tại Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã xây dựng thành công đề tài về mô hình bảo tồn, phát triển hai loài lan quý hiếm ở Việt Nam là Lan hài chai và Lan hài đài cuốn.

Nhằm góp phần bảo tồn, phát triển các loài nguy cấp, quý hiếm nói riêng và công tác bảo tồn đa dạng sinh học nói chung, mới đây, các nhà khoa học tại Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã nghiên cứu, xây dựng thành công đề tài: “Điều tra, đánh giá, đề xuất quy định, quy trình kỹ thuật bảo tồn và xây dựng mô hình bảo tồn, phát triển hai loài lan nguy cấp, quý, hiếm, có giá trị cao, được ưu tiên bảo vệ: Lan hài chai và Lan hài đài cuốn ở Việt Nam". 

Quần thể Lan hài chai phát hiện tại tỉnh Đắk Lắk. 

Chủ nhiệm đề tài, PGS.TS Nguyễn Văn Sinh (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) cho biết, tại Việt Nam 2 loài Lan này xuất hiện ở các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và Tây Nguyên. Tuy nhiên, các quần thể này ở Thừa Thiên Huế đã tuyệt chủng. Lan hài chai là một trong những loại Lan phổ biến nhất trên thị trường vì sự đa dạng về hình dạng, kích thước và màu sắc của nó. Do đó, việc điều tra, nghiên cứu 2 loài Lan này là cần thiết, có giá trị khoa học và ý nghĩa thực tiễn cao nhằm cung cấp các biện pháp hiệu quả hỗ trợ, bảo tồn những loài nguy cấp, quý, hiếm để tránh nguy cơ tuyệt chủng. 

Qua quá trình điều tra, các nhà khoa học đã bổ sung thông tin quan trọng về khu vực phân bố, nhu cầu ánh sáng, đặc điểm thổ nhưỡng, thành phần vi sinh vật trong đất nơi hai loài lan phát triển và các loài tuyến trùng ký sinh để phục vụ phòng, chống bệnh hại thực vật trong công tác bảo tồn. Theo PGS.TS Nguyễn Văn Sinh, ngoài mô hình bảo tồn hai loài lan, các nhà khoa học đã xây dựng bộ dữ liệu về sinh học, sinh thái, hiện trạng của hai loài và đề xuất quy định, quy trình kỹ thuật bảo tồn và phát triển hai loài lan.

Trong đó, sổ tay hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc, mô hình bảo tồn là bộ sản phẩm tổng hợp đầy đủ đầu tiên về các phương diện bảo tồn loài Lan hài chai và Lan hài đài cuốn ở Việt Nam. Lần đầu tiên, hai loài lan hài được nhân giống bảo tồn từ hạt và đây cũng là lần đầu thành phần các nhóm nấm mốc, vi khuẩn, xạ khuẩn và các loài tuyến trùng chính ký sinh trên Lan hài đài cuốn được xác định. Kết quả nghiên cứu đề tài có giá trị thiết thực góp phần vào bảo tồn, phát triển hai loài lan nguy cấp, quý, hiếm.

Cây lan hài đài cuốn tại VQG Bidoup-Cát Bà. 

Trong danh lục Đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), năm 2020, có tới 1.641 loài thuộc họ lan, trong đó loài Lan hài chai và Lan hài đài cuốn đều thuộc cấp độ nguy cấp. Ở Việt Nam, Nhóm I Danh mục Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm (kèm theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22/1/2019) bao gồm 22 loài lan, trong đó có cả Lan hài chai và Lan hài đài cuốn. Hai loài này còn nằm trong Danh mục các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ (kèm theo Nghị định 64/2019/NĐ-CP ngày 16/7/2019).

Lan hài chai (Paphiopedilum callosum [Rchb.f.] Stein), còn gọi là Lan vân hài, là loài thân thảo đa niên, mọc dưới tán rừng nguyên sinh rậm thường xanh nhiệt đới mưa mùa cây lá rộng ở sườn núi hay ven suối, ở độ cao 300-1.300m, rải rác trên đất có nhiều mùn. Cây nở hoa từ tháng Tư đến tháng Sáu, tái sinh trong tự nhiên bằng hạt.

Lan hài đài cuốn (Paphiopedilum appletonianum [Gower] Rolfe) là loài thân thảo đa niên, mọc dưới tán rừng nguyên sinh rậm thường xanh nhiệt đới mưa mùa hỗn giao cây lá rộng - cây lá kim trên núi đá granit, ở độ cao 900-1.900m, thành nhóm nhỏ trên đất giàu mùn ở sườn gần đỉnh núi. Cây nở hoa từ tháng Ba đến tháng Năm, chủ yếu tái sinh tự nhiên từ hạt. 

Với những thành công bước đầu, các nhà khoa học mong muốn được tiếp tục giám sát, phát triển mô hình bảo tồn hai loài lan. Theo đó, các quy định bảo tồn và phát triển hai loài lan có thể áp dụng tại Cục Bảo tồn và Đa dạng sinh học, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

 

 

Lê Thúy 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline